Cách chữa đau dạ dày khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày không chỉ vất vả trong việc ăn uống để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi và bản thân mà còn phải đặc biệt lưu ý trong việc chữa trị. Bài viết dưới đây đề cập đến những cách chữa đau dạ dày khi mang thai an toàn, hiệu quả, các thai phụ đang bị đau dạ dày có thể tham khảo và áp dụng.

Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai

Thời kỳ đầu mang thai, nhiều thai phụ bị ốm nghén, nôn mửa liên tục, ăn uống thất thường không điều độ, tâm sinh lý có nhiều thay đổi… nên rất dễ bị đau dạ dày. Không những thế, vị trí dạ dày cũng bị thay đổi do tử cung ngày một to lên, chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu hóa, ứ đọng tại dịch vị, làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày.

Chữa đau dạ dày khi mang thai cần hết sức cẩn trọng.

Chữa đau dạ dày khi mang thai cần hết sức cẩn trọng.

728x90 me-tron-con-vuong
Đau dạ dày khi mang thai không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu cho thai phụ mà còn ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống. Kiêng khem trong ăn uống và việc ăn uống kém, không có cảm giác ngon miệng, thức ăn khó tiêu hóa… khi bị đau dạ dày ảnh hưởng lớn đến vấn đề dinh dưỡng cho cơ thể thai phụ và thai nhi.

Cách chữa đau dạ dày khi mang thai

Khi mang thai đặc biệt là những tháng đầu tiên của thai kỳ, việc dùng thuốc chữa bệnh là điều cấm kị với bà bầu vì có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nếu chị em bị đau dạ dày khi có thai cần thông báo với các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn những loại thuốc tốt cho mẹ mà không hại cho bé. Những thông tin về thai nghén, buồn nôn cũng cần kể chi tiết cho bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.

Đau dạ dày khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và dinh dưỡng cho thai nhi.

Đau dạ dày khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và dinh dưỡng cho thai nhi.

Thai phụ tuyệt đối không điều trị đau dạ dày bằng kháng sinh diệt khuẩn, thuộc nhóm Tetracylin hay nhóm Metronidazol. Một số thuốc khác để chữa bệnh dạ dày cũng không nên dùng cho phụ nữ mang thai, như thuốc chứa Cimetidin, Famotidin, Lansopazol hoặc Bismuth salicylat…
Để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định soi hoặc chụp X – quang dạ dày. Những việc này chỉ nên tiến hành khi thật sự cần thiết, còn nếu có thể trì hoãn được đến sau sinh thì nên chờ đợi.
Các thai phụ nên ưu tiên sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên, vô hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như ăn nghệ đen với mật ong…
Cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.  Các mẹ nên ăn thức ăn làm từ bột mỳ, đây là những thức ăn dễ tiêu hóa, làm bão hòa axít trong dạ dày do có chất kiềm. Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp như những loại quả khô, lương thực cứng. Không ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, khó làm lành vết loét và không tốt cho niêm mạc dạ dày như rau cần, rau hẹ, dưa chua, măng… Không ăn, uống đồ có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, nóng, chua… Tránh xa những thức ăn sống, lạnh, xào, chiên nhiều dầu mỡ và muối.

Thai phụ bị đau dạ dày cần ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không nên ăn quá no, nhai kỹ, nuốt chậm. Sử dụng các thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Nên dùng thêm các loại thực phẩm khác như sữa, trứng, gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ…
Bên cạnh chế độ ăn uống các mẹ cũng nên giữ cho tinh thần luôn sảng khoái, vui vẻ và tạo cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh để tốt cho cả mẹ và bé. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital