Các loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần phải biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm mũi ở trẻ sơ sinh có 2 nguyên nhân chính đó là: Do trẻ bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài và từ mẹ truyền sang. Cho dù là nguyên nhân nào bạn cũng cần đưa bé đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Dưới đây là các loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp

Viêm mũi cấp tính, viêm mũi bạch hầu,... là các loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh hay gặp

Viêm mũi cấp tính, viêm mũi bạch hầu,… là các loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh hay gặp

1. Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa trẻ thường hay mắc bệnh này. Những triệu chứng bao gồm: ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, đau mỏi chân tay và sốt. Tuy nhiên vì trẻ chưa biết nói nên biểu hiện ban ngày thông thường là nằm im lịm, ban đêm thì quấy khóc. Nếu quan sát kỹ 2 hốc mũi trẻ thì sẽ thấy sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch

Viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, lúc này nước mũi bớt chảy, thở thông và hết sốt. Tuy nhiên triệu chứng tiêu chảy và nôn vẫn kéo dài sau đó 2 ngày nữa. Viêm mũi là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.

1.1 Điều trị

Trước tiên, bạn cần làm thông tháo 2 hốc mũi để kích thích niêm mạc mới phục hồi. Mũi thông trẻ sẽ dễ bú mẹ hơn vì khi nghẹt mũi trẻ phải thở bằng miệng. Sau đó mẹ làm sạch chất dịch nhày trong mũi bằng các loại nước muối chuyên dụng. Lưu ý: kháng sinh không có tác dụng chữa viêm mũi cấp tính ở trẻ mà chỉ được dùng để điều trị biến chứng viêm xương chũm hoặc viêm phế quản.

1.2 Phòng tránh viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh viêm mũi cấp ở trẻ bạn cần:
– Giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ ra những nơi có gió lùa.

Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày

Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày

– Không nên để cho người bị mắc các bệnh về đường hô hấp tiếp xúc nhiều với bé.

– Không cho trẻ ra ngoài vào buổi đêm.

– Với trẻ lớn hơn một chút: Nếu trong lớp có trẻ bị cảm lạnh bạn nên cần cho con nghỉ học để cách ly và nên nạo V.A cho những trẻ bị cảm lạnh tái phát trên 5 lần trong một năm.

2. Viêm mũi đặc hiệu ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi đặc hiệu có nguyên nhân lây lan từ mẹ. Đây chính là một trong những trường hợp viêm mũi ở trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, dụng cụ sinh đẻ đã vệ sinh hơn trước và nhiều loại kháng sinh ra đời đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong đáng kể.

3. Viêm mũi do lậu

Vi khuẩn lậu lây từ âm đạo của mẹ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh gây ra viêm mũi và mắt của trẻ trong quá trình mẹ sinh nở. Biểu hiện thường xuất hiện ngay sau 3 – 4 ngày sinh: 2 lỗ mũi và môi trên sưng vều và đỏ. Trong mũi trẻ có mủ vàng xanh, đặc. Trẻ sốt từ 39 – 40 độ. Nếu trẻ không bú mẹ được, cơ thể gầy đi đồng thời hai mí mắt sưng mọng và không mở được có mủ rỉ ra từ khóe mắt bạn cần đưa trẻ đi xét nghiệm.
– Điều trị tại chỗ: Sau khi sinh nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm mũi. Cần làm sạch mủ mũi và nhỏ thuốc chứa penicillin 3 giờ một lần hoặc thuốc trị sổ mũi trẻ sơ sinh chuyên dụng.
– Điều trị toàn thân: tiêm kháng sinh nhóm betalactam.
– Phòng bệnh: nhỏ Acgyrol 1% vào mũi tất cả các trẻ sau đẻ.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và tìm nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và tìm nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ

4. Viêm mũi bạch hầu

Viêm mũi bạch hầu ở trẻ sơ sinh thường diễn biến chậm, âm thầm gây nhiễm độc và suy mòn dần dần. Bé thường bị tắc 2 bên mũi, trong chất dịch nhày có lẫn máu. Cửa mũi trước và môi trên thường bị loét nông và đóng vẩy, ở cổ có hạch nhỏ, nắn vào thấy đau. Giả mạc có màu xám và khó bóc, khi bóc thường chảy máu, giả mạc lan rộng tới vòm họng và thanh quản. Nếu da trẻ tái nhợt, sốt không cao, biếng chơi, hay quấy khóc và bú ít mẹ nên đưa bé đi xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu Loeffler.

4.1 Điều trị:

– Tiêm huyết thanh chống bạch hầu
– Tiêm kháng sinh toàn thân và tại niêm mạc mũi
– Sử dụng vitamin nhóm B và thuốc chống trụy tim mạch nếu trẻ mệt nặng.

4.2 Phòng bệnh:

Viêm mũi bạch hầu ở trẻ sơ sinh có nguyên nhiễm khuẩn từ mẹ. Vì thế, nếu trẻ mắc viêm mũi bạch hầu cần phải cách ly ngay trẻ và tiêm vacxin chống bạch hầu cho những trẻ xung quanh.

5. Viêm mũi giang mai

Cần phải xét nghiệm xem mẹ có dương tính với vi khuẩn giang mai không. Biểu hiện của viêm mũi giang mai ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau 30 ngày từ khi bé ra đời: trẻ không sốt, không đau nhưng triệu chứng ngạt mùi ngày càng tăng. Ngoài ra, dịch mũi của trẻ còn có mùi tanh hôi, có thể có lẫn máu. Trước cửa mũi có các vảy nâu che lấp vết nẻ. Môi trên sưng vều và đỏ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital