Bóc rau nhân tạo cần tiến hành thế nào?

Bóc rau nhân tạo là hình thức cho tay vào buồng tử cung lấy rau còn sót lại sau khi thai đã sổ. Cụ thể phương pháp này sẽ được tiến hành như thế nào và chỉ định cho ai?

Đối tượng nào cần bóc rau nhân tạo?

Sản phụ chảy máu trong thời kỳ sổ rau khi rau vẫn còn trong buồng tử cung.

Có những trường hợp cần thiết phải kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung sau khi sổ thai thì phải bóc rau nhân tạo ngay để kiểm soát buồng tử cung, chẳng hạn trường hợp nghi ngờ vỡ tử cung sau khi những thủ thuật đường dưới khó khăn: nội xoay thai, fooc-xép cao, cắt thai, sẹo mổ cũ ở tử cung…

Bóc rau nhân tạo là hình thức cho tay vào buồng tử cung lấy rau còn sót lại sau khi thai đã sổ. Cụ thể phương pháp này sẽ được tiến hành như thế nào và chỉ định cho ai?

Bóc rau nhân tạo là hình thức cho tay vào buồng tử cung lấy rau còn sót lại sau khi thai đã sổ. Cụ thể phương pháp này sẽ được tiến hành như thế nào và chỉ định cho ai?

Khi sản phụ còn đang choáng thì cần hồi sức rồi mới bóc rau.

Các tiến hành bóc rau nhân tạo

– Nếu thuận tay phải, người làm thủ thuật đứng bên phải bàn đẻ cạnh sản phụ. Đưa tay vào trong âm đạo, vào tử cung, lần theo dây rốn đến vùng rau bám, dùng bờ trong bàn tay lách vào giũa bánh rau và thành tử cung, bóc bánh rau từ ngoài vào trong.

Tránh tuyệt đối việc túm giật bánh rau vì có thể gây đứt cơ tử cung, lộn tử cung, chảy máu nhiều… Trường hợp nếu làm trong khi sản phụ không được gây mê, cần động viên, hướng dẫn sản phụ không kêu, thở đều.

– Bàn tay trái của người thực hiện thủ thuật đặt ở thành bụng sản phụ, giữ đáy tử cung, cố định tử cung tại chỗ.

– Khi rau đã bong, tay ở trong tử cung đẩy bánh rau ra ngoài. Không vội rút tay ra ngay mà cần dùng tay ngoài cầm kẹp cặp cuống rốn để lấy rau thai.

Trường hợp nếu làm trong khi sản phụ không được gây mê, cần động viên, hướng dẫn sản phụ không kêu, thở đều.

Trường hợp nếu làm trong khi sản phụ không được gây mê, cần động viên, hướng dẫn sản phụ không kêu, thở đều.

– Thực hiện xong cần phải kiểm soát buồng tử cung ngay. Nếu như tử cung co bóp, bóp chặt bàn tay vào trong tử cung thì rút tay ra thật nhẹ nhàng.

Trường hợp tử cung bị nhão, không bóp chặt vào bàn tay trong cho thấy tử cung bị đờ. Cần giúp tử cung co chặt lại bằng cách tiêm thuốc co bóp tử cung, cho đến khi tử cung co bóp chặt bàn tay mới rút ra, bàn tay trong nắm lại đẩy nhẹ tử cung lên, bàn tay ngoài cố gắng xoa bóp tử cung thông qua thành bụng.

Theo dõi sau bóc rau nhân tạo

Sản phụ cần được tiến hành kiểm tra mạch, huyết áp, toàn trạng, phản ứng phụ. Kiểm soát chặt chẽ việc co hồi tử cung, cũng như lượng máu chảy ra từ âm đạo.

Sản phụ cần được tiến hành kiểm tra mạch, huyết áp, toàn trạng, phản ứng phụ... sau khi tiến hành.

Sản phụ cần được tiến hành kiểm tra mạch, huyết áp, toàn trạng, phản ứng phụ… sau khi tiến hành.

Bóc rau nhân tạo là gì? Cần tiến hành thế nào? Hi vọng với những thông tin trên bạn đọc đã có được những kiến thức hữu ích. Nếu cần tư vấn trực tiếp vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital