Biểu hiện nấm móng tay

Tham vấn bác sĩ

Nấm móng tay không chỉ gây phiền toái cho đời sống sinh hoạt mà còn khó điều trị và có nguy cơ tái phát cao. Do đó nhận biết được các biểu hiện nấm móng tay giúp điều trị kịp thời, giảm bớt những tác động xấu mà bệnh gây ra cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1.Biểu hiện nấm móng tay

Bệnh nấm móng tay có thể do nhiều vi khuẩn gây ra như nấm sợi tơ  (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida), nấm hoại thư sinh hơi (aremonium sp, scopulariopsi, critalidium sp, apergielus sp, fusarium), nhưng hiếm gặp hơn. Biểu hiện nấm móng tay thường gặp nhất là móng tay trở nên dày và đổi màu. Móng tay có thể chuyển sang màu trắng, màu đen, màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
Bệnh nấm móng tay thường không gây đau ở giai đoạn đầu và trong hầu hết các trường hợp bệnh sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên nếu bệnh nấm móng tay không được điều trị, nó có thể sẽ gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh mặc dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Biểu hiện nấm móng tay thường gặp nhất là móng tay trở nên dày và đổi màu.

Biểu hiện nấm móng tay thường gặp nhất là móng tay trở nên dày và đổi màu.

Ngoài ra bệnh nấm móng tay cũng có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động có liên quan nhiều đến ngón tay, chẳng hạn như viết lách.
Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, biểu hiện nấm móng tay cũng trở nên nghiêm trọng hơn, móng tay sẽ trở nên giòn, dễ gãy và có thể bong tróc khỏi ngón tay hoàn toàn.
Nếu không được điều trị, làn da xung  quanh móng tay đôi khi có thể bị viêm và gây đau đớn. Lòng móng sẽ có xuất hiện những mảng trắng hoặc vàng. Người bệnh cũng có thể có vảy da cạnh móng.

2. Điều trị bệnh nấm móng tay

Khi có những biểu hiện nấm móng tay như trên, cần nhanh chóng tới ngay bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị. Vì nấm móng tay có thể lây lan rất nhanh từ móng tay này sang móng tay khác, do đó càng điều trị sớm càng tốt.
Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc uống như Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,… (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Tuy nhiên cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc.
Sơn móng tay diệt nấm  Ciclopirox (Penlac) thường dùng cho những trường hợp nhiễm nấm nhẹ. Thuốc được bôi lên vùng móng bị bệnh và da xung quanh 1 lần/ngày. Sau 7 ngày dùng cồn lau sạch lớp cũ và bôi lớp mới.

Người bệnh cũng có thể dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống.

Người bệnh cũng có thể dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống.

Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống. Kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin, v.v… là những loại thuốc bôi được sử dụng để chữa bệnh nấm móng. Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2 – 3 lần, ít nhất trong 3 tháng.
Với các trường hợp nấm móng tay quá nặng, khiến người bệnh bị đau nhiều, có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ móng cũ. Móng mới sẽ mọc lên sau một thời gian thay thế lớp móng cũ.
Điều trị bệnh nấm móng tay đòi hỏi phải kiên trì, đúng thời gian và liều lượng để tránh tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital