Bị ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Minh Hương

Bác sĩ Ung Bướu
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng điều trị và phục hồi của bệnh nhân ung thư gan. Cùng tìm hiểu cụ thể xem bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì qua bài viết dưới đây.

1. Thông tin chung bệnh ung thư gan

Ung thư gan là 1 trong 8 bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đây là loại ung thư mà các tế bào ác tính phát sinh từ các mô trong gan. Bệnh chiếm 4% trong tổng số các loại ung thư ở người. Ở Việt Nam, ung thư gan là bệnh phổ biến đứng top 1 trong các loại ung thư theo số liệu thống kê của Globocan năm 2020.

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn và càng ở giai đoạn cao, tiên lượng sống càng thấp, gây khó khăn trong điều trị. Số lượng người bệnh được phát hiện trong giai đoạn đầu là rất ít, nếu được phát hiện trong giai đoạn này thì chủ yếu là thông qua thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư gan gồm những người có các bệnh lý ở gan như virus viêm gan B, virus viêm gan C, xơ gan gây tổn thương các tế bào tại gan, làm suy giảm chức năng gan. Những người sử dụng rượu bia quá mức, hút nhiều thuốc lá, gặp các bệnh lý tiểu đường, béo phì, hoặc nhiễm độc nấm aflatoxin…

Bị ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ ca mắc mới và tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu vào năm 2020

2. Bệnh nhân ung thư gan nên và không nên ăn gì?

2.1 Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì?

Theo các bác sĩ, bệnh nhân ung thư gan nên bổ sung các thực phẩm sau đây:

– Trái cây và rau quả tươi: Là thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư gan bởi chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, đồng thời không tạo áp lực trong quá trình đào thải cho gan. Một số loại trái cây và rau củ bệnh nhân ung thư gan nên ăn đó là: Dâu tây, cam, quýt, chuối, nho, cà rốt, ớt chuông đỏ, bí, và rốt, bắp cải, bông cải xanh…

– Thực phẩm ít chật béo: Sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng, gan không quá tải khi đang suy giảm chức năng. Một số thực phẩm ít chất béo tốt cho bệnh nhân ung thư gan là dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu thực vật…

– Thịt trắng gồm các loại thịt gà, vịt, ngan thay thế cho thịt đỏ sẽ giúp hạn chế sự phát triển mạnh mẽ của khối u, giúp cơ thể chống trọi với ung thư gan tốt hơn. Đặc biệt nên lưu ý chế biến thịt trắng dưới dạng luộc hấp dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ không gây quá tải cho gan.

– Ngũ cốc nguyên hạt: Các thực phẩm như bánh mì, gạo, mì là các thực phẩm chứa carbohydrate cung cấp cho cơ thể, giúp cơ thể sản sinh glucose, đây là nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Vì vậy việc sử dụng các thực phẩm này sẽ giúp tế bào gan khỏe mạnh và cơ thể chống lại được sự tiến triển của tế bào ác tính.

– Thức ăn hữu cơ: Vì gan đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc nên để bảo vệ gan, bệnh nhân ung thư nên tránh các thức ăn đã qua xử lí và các thực phẩm có nhiều chất hóa học

Bị ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Rau củ quả sạch là những thực phẩm tốt cho cơ thể và hệ miễn dịch

2.2 Bệnh nhân ung thư gan không nên ăn gì?

Bên cạnh nhóm thực phẩm lành mạnh, có một số thực phẩm bệnh nhân ung thư gan nên tránh, nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng có thể gây ra:

– Thực phẩm giàu chất béo: Bệnh nhân nên hạn chế bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng, khoai, khoai tây chiên… và chỉ tiêu thụ một lượng chất béo vừa phải. Bởi việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ làm cho gan thêm mệt mỏi, cần hoạt động nhiều, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

– Thực phẩm giàu protein: Tiêu thụ quá nhiều protein (sữa, thịt, gia cầm, cá và trứng) có thể làm tích tụ các chất thải độc hại ở gan và cơ thể. Điều này làm cho gan thêm tổn thương và các triệu chứng trầm trọng thêm. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân tiêu thụ nguồn thực phẩm protein ở mức vừa phải.

– Thực phẩm chứa lượng muối cao: Ăn thực phẩm chứa hàm lượng muối cao góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan và tích tụ dịch trong gan của bệnh nhân. Đó là do muối làm cơ thể hấp thụ và giữ nước. Muối không chỉ bao gồm muối ăn hàng ngày, muối đóng gói và xử lý hàng hóa mà còn có trong súp đóng hộp, bánh ngọt và bánh nướng. Chính vì vậy, khi chế biến thức ăn thì nên chế biến món ăn nhạt.

Bị ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Loại thức ăn bệnh nhân ung thư gan cần tránh

3. Một số lưu ý khác để nâng cao sức khỏe trong điều trị ung thư gan

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn uống điều độ để cơ thể không mất sức, suy ngược, người bệnh ung thư gan cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thể dục vận động phù hợp với sức khỏe, nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái lạc quan để chiến đấu vượt qua căn bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu.

Bản thân ung thư gan và phương pháp điều trị của nó có thể khiến người bệnh không hứng thú với việc ăn uống. Tuy nhiên, để chống lại ung thư, cần ăn uống để duy trì cân nặng và sức khỏe thật tốt.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đăng ký khám ung thư gan, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital