Bí quyết giúp bạn dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày. Người bị cảm lạnh thường cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, đặc biệt là vào ban đêm, khi chuẩn bị đi vào giấc ngủ. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

1. Sử dụng máy tạo độ ẩm

bi-quyet-giup-ban-cam-thay-de-chiu-hon-khi-bi-cam-lanh

Hơi nước có thể làm giảm tắc nghẽn ở mũi và giúp bạn dễ thở hơn.

Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng vào ban đêm để cung cấp thêm hơi nước vào không khí. Hơi nước có thể làm giảm tắc nghẽn ở mũi và giúp bạn dễ thở hơn. Ngoài việc giúp bạn thở dễ dàng hơn, không khí ẩm có thể làm dịu các mô bị kích thích ở mũi và giảm đau họng. Lưu ý nên làm sạch à khử trùng máy làm ẩm thường xuyên để loại bỏ vi trùng.

2. Chọn đúng loại thuốc

Một số thuốc cảm lạnh điều trị nhiều vấn đề cùng một lúc như ngạt mũi, ho, sốt và đau nhức. Vì thế nên kiểm tra các thành phần của thuốc cẩn thận và chọn thuốc phù hợp chặt chẽ nhất các triệu chứng. Thuốc thông mũi có thể làm bạn tỉnh táo nhưng thuốc kháng histamine lại gây buồn ngủ. Không cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng thuốc cảm lạnh.

3. Dùng thuốc thông mũi dạng xịt

Thuốc thông mũi dạng xịt giúp làm thông thoáng đường mũi và xoa dịu bớt tình trạng ngạt mũi. Tuy nhiên không sử dụng quá 3 ngày liên tiếp vì có thể khiến ngạt mũi trở nên tồi tệ hơn.

4. Làm dịu họng

Để làm dịu cổ họng nhanh chóng, súc miệng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ

Để làm dịu cổ họng nhanh chóng, súc miệng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ.

Để làm dịu cổ họng nhanh chóng, súc miệng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc viên ngậm, thuốc xịt họng và thuốc giảm đau để bớt khó chịu. Đi khám ngay nếu bị đau họng nghiêm trọng và sốt  kéo dài hơn 2 ngày, đặc biệt nếu bạn không có các triệu chứng cảm lạnh thông thường như tắc nghẽn và hắt hơi. Đây có thể là dấu hiệu của viêm họng do liên cầu khuẩn.

5. Bôi tinh dầu bạc hà vào cổ và ngực

Cho một ít tinh dầu bạc hà vào tay và bôi lên phần cổ, ngực để làm dịu cơn ho do cảm lạnh. Không được ăn hoặc cho tinh dầu vào bên trong mũi. Không cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng tinh dầu bạc hà.

6. Kê cao đầu khi ngủ

Các xoang mũi sẽ thông thoáng hơn nếu bạn kê cao phần đầu khi đi ngủ. Tuy nhiên không nên chèn quá nhiều gối sẽ gây uốn cong cổ và càng làm cho việc hô hấp khó khăn hơn. Tốt nhất nên nâng cao đầu giường lên bằng một số cách như kê thêm sách, gỗ, gạch…

7. Đi ngủ đúng giờ

Bị cảm lạnh có thể khiến bạn khó ngủ hơn nhưng tốt nhất vẫn nên đi ngủ và thức dậy như bình thường

Bị cảm lạnh có thể khiến bạn khó ngủ hơn nhưng tốt nhất vẫn nên đi ngủ và thức dậy như bình thường.

Bị cảm lạnh có thể khiến bạn khó ngủ hơn nhưng tốt nhất vẫn nên đi ngủ và thức dậy như bình thường. Thói quen này không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ ngủ hơn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cảm lạnh. Một nghiên cứu cho biết những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn gấp 3 lần so với những người ngủ ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital