Bí quyết cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tham vấn bác sĩ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm mạn tính đường thở do tiếp xúc các yếu tố độc hại từ ngoài môi trường đứng đầu là thuốc lá, bụi khói, ô nhiễm môi trường…Để cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người bệnh cần áp dụng các bí quyết sau.

1. Ngừng hút thuốc

Hút thuốc lá không những là nguyên nhân số một của tắc nghẽn phổi mạn tính mà còn là căn nguyên của nhiều bệnh lý đường hô hấp khác như viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, ung thư phổi. Vì thế bạn cần từ bỏ thuốc lá.

Ngừng thuốc lá là biện pháp hữu hiệu giúp kiểm soát và cải thiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ngừng thuốc lá là biện pháp hữu hiệu giúp kiểm soát và cải thiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nếu cai thuốc lá quá khó với bạn, bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp thay thế nicotine (chất có trong thuốc lá) để giúp bạn dần dần từ bỏ thuốc lá. Sản phẩm bao gồm kẹo cao su, thuốc hít. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tránh tất cả các chất kích thích hít vào, tránh ô nhiễm không khí, bụi hoặc khói từ lò sưởi đốt củi…

2. Chống nhiễm khuẩn

Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nhiễm trùng đường hô hấp thường có thể phòng tránh được bằng việc vệ sinh cá nhân tốt. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh những nguồn lây nhiễm, những người có dấu hiệu của cảm lạnh hoặc cúm.
Để phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp, bạn có thể tiêm vắc xin phòng ngừa cúm hàng năm.

3. Dinh dưỡng khoa học

Người bệnh cần bổ sung nhiều loại dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Người bệnh cần bổ sung nhiều loại dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cho cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Đôi khi, những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng không nhận được dinh dưỡng hợp lý cần thiết để duy trì sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn với số lượng ít nhưng nhiều năng lượng.
Ngoài ra người bệnh cần bổ sung nhiều loại dinh dưỡng khác ngoài thức ăn để đảm bảo cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu. Cố gắng ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, cá, dầu ô liu và các loại hạt. Cắt giảm bớt thịt đỏ, đường và thực phẩm chế biến.
bv_1002_size_770_250px_2

4. Giữ tinh thần luôn vui vẻ

Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đôi khi rất lo lắng, căng thẳng thậm chí là trầm cảm. Vì thế trong khi điều trị bệnh, bạn hãy cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, cởi mở với bạn bè và gia đình về tâm trạng của bạn.

5. Vận động thể dục thể thao

Người bệnh cần duy trì chế độ vận động hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại mầm bệnh

Người bệnh cần duy trì chế độ vận động hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại mầm bệnh

Áp dụng các bài tập thể dục thể thao trong khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để tăng cường sức khỏe. Tập luyện thể chất  có thể cải thiện khả năng chịu đựng các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc. Nó cũng có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở của bạn.
Mặc dù bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát và cải thiện bằng việc áp dụng các bí quyết vừa nêu trên.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, theo dõi tình trạng bệnh, tái khám định kỳ, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Có như vậy mới giúp kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển hoặc tái phát lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital