Bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Choáng váng, chóng mặt, lơ là,… là những triệu chứng cảnh báo bệnh huyết áp thấp cần được phát hiện và chữa trị hiệu quả. Vậy bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?

1.Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Biến chứng của huyết áp thấp xảy ra dưới hai dạng cấp tính và mạn tính. Không chỉ có huyết áp cao gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, suy tim…một cách đột ngột mà bệnh huyết áp thấp nếu không được điều trị hiệu quả cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến biến chứng đe dọa tính mạng.

Bị huyết áp thấp có nguy hiểm không

Huyết áp thấp nếu không được điều trị đúng cách có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ đe dọa tính mạng

Bị huyết áp thấp có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây hạ huyết áp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể khiến người bệnh bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.

 Huyết áp thấp kéo dài khiến hệ thần kinh bị suy giảm chức năng, lượng oxy và chất dinh dưỡng đưa đến các cơ quan không đủ gây tổn thương một loạt các cơ quan khác như tim, gan, thận, phổi….

2.Phát hiện sớm những triệu chứng huyết áp thấp

Khi bị huyết áp thấp, người bệnh thường có những triệu chứng sau:

– Thở dốc: Nếu khi làm việc nặng hoặc leo cầu thang mà mẹ phải thở dốc thì mẹ hãy nghĩ tới khả năng mình bị huyết áp thấp nhé.

Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng huyết áp thấp

Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng huyết áp thấp

Chóng mặt, hoa mắt: Đây là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này, đặc biệt là khi bạn đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột.

Choáng váng, thậm chí là ngất xỉu: Biểu hiện này cho thấy tình trạng bệnh bệnh đã nặng hơn và thường xuất hiện sau cảm giác chóng mặt, hoa mắt. Lúc này, tốt nhất người bệnh nên tìm một nơi nằm nghỉ để lượng máu được lưu thông nhanh hơn trong cơ thể.

Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn xuất hiện hoặc có thể bị nôn khan. Khi đó, nên uống một ít nước chanh sẽ khắc phục được tình trạng này.

Đổ mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh: Tụt huyết áp khiến lượng máu và oxy cung cấp tới da không đủ khiến người bệnh sẽ cảm thấy lạnh nhưng người thì vẫn vã mồ hôi và da thì trở nên xanh tái.

Da nhăn, khô, tóc rụng: thường xuyên bị huyết áp thấp, lượng máu không truyền đủ gây ảnh hưởng trực tiếp tới da và tóc.

Mau quên: Huyết áp thấp trong thời gian dài sẽ dẫn tới chứng mau quên do não bộ không được bổ sung đủ máu.

Mắt nhìn mờ: Bỗng dưng cảm thấy mọi thứ xung quanh như nhòa đi. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu bạn đang đi trên đường. Vậy nên, khi gặp tình trạng này, tốt nhất bạn nên dừng lại và tìm một chỗ nghỉ ngơi cho tới khi khỏe hơn nhé.

Khó thở: Đây là triệu chứng cho thấy huyết áp của mẹ xuống quá thấp khiến tim không đủ oxy để thở. Nếu gặp tình trạng này, mẹ cần đi khám ngay nhé để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới thai nhi nhé.

Thăm khám kịp thời điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm

Thăm khám kịp thời điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm

Đối với hạ huyết áp mạn tính, có thể người bệnh sẽ không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào song mọi người cần đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm bệnh. Ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu bị huyết áp thấp, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả. Liên hệ 1900 55 88 92 để đặt lịch khám và nhận tư vấn của chuyên gia.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital