Bệnh viêm phổi cấp tính không được phát hiện

Tham vấn bác sĩ

Bệnh viêm phổi cấp tính là bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, có thể tiến triển thành mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

1. Nguyên nhân viêm phổi cấp tính

Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi cấp tính:

  • Do vi khuẩn, virus.
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt chưa khoa học.
Viêm phổi cấp tính là bệnh lý về đường hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus...

Viêm phổi cấp tính là bệnh lý về đường hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus…

  • Cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người dẫn tới viêm phổi cấp.
  • Đặc biệt, những người đang bị bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch khi tiếp xúc với vi trùng hoặc virus có thể gây tăng nặng bệnh.

2. Bệnh viêm phổi cấp tính biểu hiện như thế nào?

Viêm phổi do nhiều nguyên nhân, và tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có những biểu hiện khác nhau. Ban đầu, bệnh viêm phổi cấp tính thường có triệu chứng giống như cảm lạnh và cúm nên nhiều người không biết mình mắc bệnh, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
Những trường hợp viêm phổi cấp do vi khuẩn thường có diễn tiến nhanh bao gồm các triệu chứng như ho ra đờm kèm theo máu, sốt cao, hơi thở nông và thở nhanh, người bệnh bị rùng mình, đau tức ngực, tình trạng đau tăng khi ho và thở hít vào, nhịp thở nhanh, người bệnh mất sức kèm theo cảm giác buồn nôn, tiêu chảy.
Đối với người cao tuổi, khi bị viêm phổi cấp tính có thể ho nhưng lại không có đờm, người bệnh hay mê sảng hoặc lú lẫn.

Bệnh thường bắt đầu bằng những cơn ho, khó thở, sốt...khiến cơ thể mệt mỏi

Bệnh thường bắt đầu bằng những cơn ho, khó thở, sốt…khiến cơ thể mệt mỏi

Trường hợp viêm phổi có nguyên nhân từ virus thì các triệu chứng tương tự như vi khuẩn nhưng có diễn tiến thường chậm hơn, thường không nghiêm trọng

3. Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp

Khi thấy những triệu chứng nghi ngờ bị viêm phổi cấp, bạn cần đến bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám và chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
bv_1002_size_770_250px_2
Trường hợp viêm phổi do vi khuẩn: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh
Trường hợp viêm phổi do virus: Lúc này người bệnh không được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Cách điều trị chủ yếu thường là nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Trường hợp viêm phổi do nấm: Có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm.

Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để có biện pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả

Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để có biện pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả

Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh nên tới chuyên khoa Hô hấp để được các bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp.
Để phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp tính  bạn cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch, ít khói bụi.

  • Đảm bảo không gian sống thông thoáng, ít bụi. Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải bụi bẩn.
  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là phần cổ ngực và hai bàn chân.
  • Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh nhất là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, người có chất đề kháng kém
  • Nên tắm nước ấm mỗi ngày, nhà tắm cần phải kín không có gió lùa.
  • Chú ý trong chế độ ăn uống, cần loại bỏ những yếu tố kích thích có hại như: rượu bia, cà phê, thuốc lá. Đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức nhằm tăng cường sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital