Bệnh viêm gan C nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do vi rút Hepatitis C (HCV) xâm nhập vào tế bào gan gây ra. Viêm gan C là một bệnh thầm lặng nhưng để lại những hậu quả nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do vi rút Hepatitis C (HCV) xâm nhập vào tế bào gan gây ra.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do vi rút Hepatitis C (HCV) xâm nhập vào tế bào gan gây ra.

1. Triệu chứng của Viêm gan C

Viêm gan C được chia làm 2 dạng: viêm gan C cấp tính và viêm gan C mạn tính. Mỗi dạng có triệu chứng khác nhau:

Viêm gan C cấp tính: Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Một số khác có các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu. Chẩn đoán bệnh cần căn cứ vào xét nghiệm máu.

Viêm gan C mạn tính: Khoảng 85% trường hợp nhiễm viêm gan siêu vi C sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, nghĩa là không đào thải được virus sau 6 tháng. Ðặc điểm nổi bật của bệnh viên gan C mạn tính đó là bệnh tiến triển rất thầm lặng qua 10-30 năm, vì thế thông thường người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Viêm gan C có nguy hiểm không?

Viêm gan C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới, bệnh có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành cao của virus, đặc biệt là virus viêm gan B và C.

bệnh viêm gan C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới, bệnh có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới, bệnh có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Các chuyên gia cho biết, cùng với viêm gan B thì viêm gan C cũng được xem là “sát thủ thầm lặng” vì hầu hết người bị nhiễm loại virus này không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu; chỉ khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan mới phát hiện, lúc này việc điều trị không hề dễ dàng. Điều đáng lưu ý, nếu viêm gan B tỉ lệ tự khỏi bệnh lên tới 90% thì bệnh viêm gan C có số người bệnh tự khỏi chỉ chiếm khoảng 15%-30%. Số còn lại hoặc sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc trở thành người lành mang virus viêm gan C.

Viêm gan C lây truyền từ người mắc viêm gan C sang cho người lành theo 3 đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C chủ yếu theo đường máu, như người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa virus viêm gan C,…

3. Cách phòng viêm gan C hiệu quả

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi viêm gan C

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi viêm gan C

Bệnh viêm gan C thường tiến triển âm thầm và không dễ phát hiện. Vì vậy chúng ta cần chủ động có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả:

+  Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ có thể dính máu. Đặc biệt trong truyền máu, xăm mình…

+  Dùng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục

+  Xây dựng chế độ ăn uống giúp gan hoạt động hiệu quả hơn. Nên dùng những loại thức ăn nhiều đạm, ít chất béo và muối.

+  Sắp xếp công việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

+  Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

+  Kiểm tra sức khỏe định kì 1-2 lần một năm để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital