Bệnh ung thư có lây không? ngại tiếp xúc với người bệnh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Ung thư là nỗi sợ hãi của tất cả mọi người dù cho nền khoa học y tế trong điều trị bệnh đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Rất nhiều người lo ngại ung thư có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh mà có tâm lý xa lánh, ngại tiếp xúc với người bệnh. Vậy thực tế, bệnh ung thư có lây không?

Bệnh ung thư có lây không?

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sin hung thư, tế bào tăng sinh một cách không kiểm soát, không có tổ chức cũng như không tuân theo bất cứ cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.

bệnh ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh

bệnh ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Câu hỏi đặt ra là bệnh ung thư có lây không? Rất nhiều người có tâm lý lo lắng, xa lánh khi tiếp xúc với bệnh nhân ung thư do suy nghĩ bệnh ung thư có lây nhiễm. Đề cập đến vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa ung bướu khẳng định tâm lý lo lắng ung thư lây là hoàn toàn sai và không có cơ sở. Tất cả các bệnh ung thư đều không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh theo bất kì hình thức nào như bắt tay, nói chuyện, ăn uống chung…

Nguyên nhân gây bệnh ung thư là gì?

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vẫn chưa được giải thích rõ ràng nhưng các chuyên gia cho biết có đến khoảng trên 80% tác nhân sin hung thư là từ môi trường bên ngoài và yếu tố nội tại (di truyền, nội tiết) chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

  • Di truyền: ung thư không di truyền nhưng các gen đột biến gây bệnh ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, những người có bố/ mẹ, anh/chị, em mắc bệnh ung thư sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Yếu tố nội tiết: một số nghiên cứu đã chỉ ra việc dùng thuốc nội tiết để ngừa mãn kinh và loãng xương ở nữ giới trên 40 tuổi làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
  • Bức xạ ion, bức xạ cực tím cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư
  • Thuốc lá: là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi và liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư khoang miệng… Khói thuốc lá có chứa tới hơn 7 nghìn hóa chất độc hại và khoảng gần 70 chất có khả năng gây ung thư.
  • Chế độ ăn uống, thực phẩm bẩn: bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng các chất bảo quản thực phẩm, chất trung gian chuyển hóa thực phẩm và chất sinh ra từ nấm mốc ngũ cốc có thể gây ung thư. Số ca mắc ung thư có liên quan đến yếu tố này khá lớn, chiếm khoảng 30%.
  • Làm việc trong môi trường độc hại: yếu tố này có liên quan đến khoảng 2 – 8% số ca mắc bệnh ung thư.
  • Vi rút: EBV có liên quan đến ung thư vòm họng, vi rút viêm gan B tăng nguy cơ ung thư gan nguyên phát, HPV gây ung thư cổ tử cung và liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như ung thư hậu môn, ung thư âm hộ…

Bên cạnh duy trì lối sống sinh hoạt, ăn uống khoa học, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì được các bác sĩ khuyến cáo, đặc biệt là với những người có nguy cơ mắc bệnh cao như gia đình có người mắc ung thư, béo phì, nghiện thuốc lá, rượu bia…

Tầm soát ung thư luôn được khuyến khích, đặc biệt với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao

Tầm soát ung thư luôn được khuyến khích, đặc biệt với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao

Luôn đồng hành cùng mọi người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai các gói khám tầm soát ung thư khác nhau, bao gồm gói tầm soát ung thư tổng thể và riêng lẻ từng bộ phận với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện ung thư sớm ngay khi chưa có biểu hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital