Bệnh trĩ: nữ giới mắc nhiều hơn nam giới

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Theo các số liệu thống kê cho thấy có tới 30-50% người Việt Nam mắc bệnh trĩ và đặc biệt hơn bệnh trĩ nữ giới mắc nhiều hơn nam giới.

1.30-50% người Việt Nam mắc bệnh trĩ

Tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35-50%. Theo một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có đến 55% dân số mắc trĩ. Đặc biệt, ở Vĩnh Phúc, cứ 10 người dân thì 8 người bị bệnh này.

35-50% dân số mắc trĩ

35-50% dân số Việt Nam  mắc trĩ

Tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 45. Bệnh tập trung ở thành phố công nghiệp và liên quan đến công việc. Những nghề nghiệp có tỷ lệ mắc trĩ cao nhất là nông dân, công chức hành chính, công nhân và học sinh, sinh viên.

2. Bệnh trĩ: nữ giới mắc nhiều hơn nam giới

Khi lý giải vấn đề này, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến bệnh trĩ “tấn công” phụ nữ nhiều hơn nam giới như:

Cấu tạo cơ thể đặc biệt: Nữ giới khác nam giới ở vùng chậu có cổ tử cung dễ gây chèn ép trực tràng làm cho trực tràng ngả về phía sau khiến chị em dễ mắc bệnh táo bón mà lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh trĩ: nữ giới mắc nhiều hơn nam giới

Bệnh trĩ: nữ giới mắc nhiều hơn nam giới

Thời kỳ kinh nguyệt: Trong thời kỳ kinh nguyệt, lượng khí hư và kinh nguyệt ra nhiều, nếu không biết cách vệ sinh sẽ vô tình làm viêm nhiễm, kích ứng vùng da hậu môn, đây cũng là nguyên nhân dễ bị trĩ ở nữ giới.

Mang thai và sinh em bé: Trong thời kỳ mang thai, thai nhi ngày một lớn dần đồng nghĩa với bộ phận trực tràng chịu một lực lớn từ ổ bụng, làm cản trở quá trình lưu thông tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng dẫn đến trĩ.

3. Phòng ngừa bệnh trĩ 

3.1. Hạn chế ngồi quá lâu 1 chỗ

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ngồi quá lâu 1 chỗ là nguyên nhân khiến bệnh trĩ gia tăng. Theo các tài liệu thống kê cho thấy tỷ lệ người không vận động là 72,9%, người vận động thường xuyên giảm xuống còn 43%. Chính vì vậy để phòng tránh bệnh trĩ cần vận động sau khoảng 40-50 phút ngồi 1 chỗ.

Không nên ngồi 1 chỗ quá lâu

Không nên ngồi 1 chỗ quá lâu

3.2. Chế độ ăn uống phù hợp

Với bệnh trĩ để phòng ngừa, bạn cần lựa chọn chế độ ăn uống bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hằng ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng.

3.3. Uống nhiều nước

Uống ít nước sẽ làm khả năng tiêu hóa bị kém đi, thức ăn vào cơ thể khó tiêu gây táo bón. Để khắc phục, bạn nên bổ sung nước hàng ngày với một lượng vừa đủ.

3.4. Bỏ thói quen đọc báo hút thuốc khi đi đại tiện

Thói quen đọc báo hút thuốc khi đi vệ sinh sẽ làm tăng áp lực với các tĩnh mạch gây hình thành búi trĩ

3.5. Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách

Sau khi đi vệ sinh nên sử dụng nước để rửa sạch vì nếu dùng giấy vệ sinh vẫn có thể không sạch khiến các vi khuẩn hoạt động dẫn tới bệnh trĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital