Bệnh tim mạch

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý nguy hiểm được ví như “sát thủ thầm lặng” gây tử vong cao. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong. Con số này cho thấy sự phổ biến và mức độ nguy hiểm của các bệnh lý về tim mạch
Bệnh tim mạch bao gồm nhiều loại bệnh lý khác nhau, có thể kể đến các bệnh nguy hại phổ biến như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, suy tim, đột quỵ và nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch,..vv. Bệnh tim không có, hoặc có rất ít triệu chứng hay biểu hiện cụ thể, bệnh tiến triển thầm lặng và khó nhận biết. Vì vậy, phần lớn gười bệnh không biết mình đang mang bệnh, do đó không có biện pháp điều trị kịp thời mà thường để bệnh biến chứng nặng dẫn đến tử vong đột ngột.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là nhóm bệnh lý có khả năng gây tử vong cao ở mọi lứa tuổi

Từ thực tế trên có thể thấy, sự cần thiết của việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch, từ đó có chế độ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tim mạch hợp lý.
Bệnh tim mạch không loại trừ bất kì ai
Nhiều người vẫn cho rằng, chỉ những người cao tuổi mới mắc các bệnh lý về tim mạch, tuy nhiên thực tế ở Việt Nam đang chứng minh rằng, bệnh lý tim mạch đang có xu hướng “trẻ hóa” bởi tỷ lệ thanh niên mắc chứng nhồi máu cơ tim, hay đột tử đang ngày càng tăng cao. Như vậy, không chỉ người cao tuổi, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu, giảm dung nạp đường, đái tháo đường hoặc do thói quen sinh hoạt: “lười” vận động, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ăn mặn hoặc do di truyền đều có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý về tim mạch
Khó thở

Bệnh tim mạch

Khó thở là một trong những triệu chứng nguy hiểm thường gặp của các bệnh lý về tim mạch

Triệu chứng khó thở xuất hiện nhiều lúc khi làm việc năng, sau khi tập thể dục, thậm chí khi bạn không làm gì, …Khó thở có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở cũng có thể là triệu chứng bệnh về tim, báo hiệu chuẩn bị hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim.
Đau ngực
Đau ngực có thể do một bệnh phổi hoặc bệnh về xương, bệnh thực quản hoặc các bệnh đường tiêu hóa, tuy nhiên đau ngực cũng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh tim mạch gây nên. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngực do tim là thiếu máu cơ tim cục bộ.
Hồi hộp, choáng và ngất
Hồi hộp, choáng và ngất có thể do các bệnh lý tim mạch làm tăng thể tích nhát bóp (hở van tim, nhịp chậm) hoặc có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Nếu như nhịp tim bất thường kết hợp giảm đáng kể huyết áp và cung lượng tim, gây choáng váng, mờ mắt, mất ý thức (ngất) hoặc các triệu chứng khác.
Sút hoặc tăng cân đột ngột
Nếu vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường như cũ mà tự nhiên bị sút cân hoặc tăng cân cũng có thể dấu hiệu của một căn bệnh ác tính hoặc là do sự bất bình thường nội tiết như bệnh tuyến giáp, tình trạng trầm cảm hay tiểu đường.
Phù
Trong bệnh tim, phù do tăng áp lực nhĩ phải gây ra. Phù báo hiệu các bện về tim như bệnh màng ngoài tim, bệnh van tim bên phải và chứng tim phổi mạn. Phù cũng có thể do suy tĩnh mạch, xơ gan hoặc. Trường hợp suy tim phải nặng có thể gây ra cổ trướng, và hầu như bao giờ cũng đi kèm với phù.
Các bệnh tim mạch thường gặp
Các bệnh tim mạch phổ biến gặp như:  mạch vành, tai biến mạch máu não, viêm cơ tim, van tim hậu thấp tim,..vv.
Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành là bệnh lý về tim mạch nguy hiểm nhưng việc nhận biết sớm bệnh lại rất khó khăn, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh động mạch vành rất mơ hồ, thường là bằng những cảm giác nặng ngực hay cơn đau thắt ngực bên trái. Cơn đau xuất hiện khi xúc động, gắng sức và thường xuất hiện vào buổi sáng. Tần suất và cường độ các cơn đâu ngày một tăng và nặng hơn, thậm chí có thể đưa đến nhồi máu cơ tim cấp nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Xét nghiệm cận lâm sàng nhằm chẩn đoán bệnh lý này chủ yếu sử dụng máy chụp cắt lớp. Phương pháp này cho phép chụp hình động mạch vành không cần đến thủ thuật can thiệp.

Bệnh tim mạch

Máy chụp cắt lớp CT 64 là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác

Hiện nay, máy chụp cắt lớp CT 64 đang là công nghệ tiên tiến với nhiều ưu điểm như: có thể phát hiện bệnh lý hẹp mạch vành, dị dạng mạch vành và các bệnh lý tim mạch bất thường như thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng fallot, tim một tâm thất. Độ chính xác của chụp mạch vành tim trên CT 64 lát cắt là 97%. CT 64 lớp cho thấy các mảng xơ vữa trên thành động mạch nếu có.
Tai biến mạch máu não

Bệnh tim mạch

Các thể bệnh tai biến mạch máu não hay gặp nhất còn gọi là đột quỵ: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não,…

Các thể bệnh tai biến mạch máu não hay gặp nhất còn gọi là đột quỵ: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não… Và nặng nhất là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất làm cho bệnh nhân tử vong trong vòng 1 – 2 giờ đồng hồ.
Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu hoặc liệt và đi vào hôn mê. Việc đề phòng quan trọng nhất là phải phát hiện sớm bệnh cao huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch, để điều trị tốt.
Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh viêm tắc động mạch ngoại vi có hai thể: bệnh Buerger là tình trạng viêm của 3 lớp thành động mạch, xảy ra ở những bệnh nhân trẻ, tuổi dưới 40, nghiện thuốc lá nặng
Bệnh động mạch ngoại vi thứ hai hay gặp nhất là tình trạng viêm và tắc động mạch do xơ vữa động mạch, xảy ra ở những người bị bệnh cao huyết áp và có rối loạn chuyển hóa mỡ. Các triệu chứng ban đầu của bệnh còn khá mơ hồ, bắt đầu bằng tình trạng đi lặc, đau khi đi lại, các cơn đau ngày càng tăng lên, đến một lúc nào đó bệnh nhân đau ngay cả khi nghỉ ngơi và xuất hiện những vết loét, hoại tử của chi…
Bệnh van tim hậu thấp tim
Loại bệnh này hay gặp ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam. Bệnh có nguyên nhân do tình trạng nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique. Khi bị nhiễm loại vi trùng này, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể chống lại nó. Mà bản thân các kháng nguyên là loại vi trùng lại có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim. Nên khi kháng thể tấn tông tiêu diệt vi trùng nó cũng tấn công làm tổn thương mô khớp và van tim luôn, làm cho khớp bị sưng lên, còn van tim thì biến dạng gây ra hẹp hở van tim. Từ đó đưa đến suy tim, thậm chí tử vong.
Việc điều trị bệnh van tim hậu thấp cũng khá phức tạp và tốn kém, vì vậy phòng ngừa bệnh cần được đề cao, tránh lạnh quá, nóng quá, nhà của và cơ quan làm việc phải sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, điều trị triệt để các bệnh mũi xoang.
Bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh về tim hay gặp nhất ở Việt Nam. Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng khó thở, hay bị viêm phổi, tím tái và đứa trẻ thường bị suy dinh dưỡng nặng.
Việc phòng ngừa chủ yếu là ở cha me. Cha và mẹ phải có sức khoẻ tốt, không lớn tuổi mới sinh con, trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu người mẹ không được tiếp xúc với hóa chất độc hại, X-quang, nhiễm siêu vi đặc biệt là bệnh rubeon.
Phình động mạch chủ bóc tách
Phình động mạch chủ bóc tách là một biến chứng rất nặng của phình động mạch chủ. Người bệnh có thể bị đau ngực dữ dội đến ngất đi. Có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay trong giai đoạn bệnh mới bắt đầu.
Viêm cơ tim
Viêm cơ tim có thể xảy ra ở những người khoẻ mạnh trước đó không hề bị bệnh tim và gây ra tình trạng đột tử. Khi cơ thể mệt mỏi các loại siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể tấn công lên cơ tim nhất là siêu vi trùng loại Coxacki. Ngoài ra có thể bị viêm cơ tim do hóa chất, do sự tăng quá nhiều của hoóc-môn tuyến giáp… Ở những bệnh nhân này, tình trạng viêm cơ tim có thể đưa đến suy tim và bệnh nhân bị tử vong nếu không phát hiện ra và không được điều trị.
Phần lớn, những bệnh về tim mạch đều có mức độ nguy hiểm cao, tuy nhiên nếu chúng ta chủ động ngăn ngừa, phát hiện từ sớm, bệnh lý tim mạch vẫn có thể được kiểm soát.
Tầm soát, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch
Tầm soát và điều trị kịp thời các bệnh lý tim mạch có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.

Bệnh tim mạch

Tầm soát và điều trị kịp thời các bệnh lý tim mạch có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của quá trình điều trị bệnh

Đầu tiên, cần sự thay đổi trong quan niệm của người dân về khái niệm khám sức khỏe, không phải khi cơ thể thật sự mệt mỏi, ốm yếu mới đi khám cần đi khám sức khỏe. Chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ ngay cả khi cơ thể đang khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Tầm soát tổng quát sức khỏe tim mạch là cách tốt nhất để phát hiện sớm cũng như phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Ngoài ta, những biện pháp đơn giản có thể thực hiện để giảm nguy cơ bệnh tim như: tăng cường vận động, duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm có lợi cho tim như trái cây, rau quả, ngũ cốc, thịt nạc, cá tươi. Đặc biệt, nên hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ, phủ tạng động vật, hạn chế đồ ăn chiên xào.
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim, chúng ta hoàn toàn có thể đề phòng ngừa các bệnh về tim mạch trước khi quá muộn.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh: 1900 55 88 92
Hotline: 0936 388 288
Website: www.benhvienthucuc.vn
Tham khảo thêm : đau tim, bệnh tim mạch, đau tim có nguy hiểm không

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital