Bệnh quai bị là gì? vấn đề xung quanh bệnh lý

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Quai bị là bệnh khá phổ biến và dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Vậy bệnh quai bị là gì và những vấn đề xung quanh bệnh lý này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.

1. Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 14 tuổi. Đặc trưng của bệnh là sưng đau tuyến nước bọt, đôi khi đi kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.

Bệnh quai bị cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Bệnh quai bị cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Bệnh quai bị dễ dàng truyền nhiễm từ người này sang người khác, thông qua đường hô hấp: nước bọt, ho, hắt hơi và khi dùng chung những vật dụng cá nhân.

2. Nguyên nhân bệnh quai bị

Bệnh quai bị có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, chỉ cần một người nhiễm bệnh thì khả năng những người xung quanh bị lây lan rất cao. Cụ thể, những con đường lây nhiễm của bệnh:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Do người bệnh ho, hắt hơi, virus sẽ lan truyền trong môi trường không khí.
  • Ăn uống chung với người mắc bệnh.
  • Dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,… với người bệnh.

Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em nhưng không có nghĩa là người lớn không mắc bệnh, tuy nhiên tỉ lệ người lớn mắc quai bị không cao.

Bệnh thường gặp ở trẻ em

Bệnh thường gặp ở trẻ em

3. Chẩn đoán phát hiện bệnh quai bị bằng cách nào?

 Khi mới nhiễm virus quai bị, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng một đến hai ngày).

– Bệnh nhân bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C trong 3 đến 4 ngày, chảy nước bọt.

– Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau một hoặc vài ngày sẽ lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.

– Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.

4. Vậy bệnh quai bị kiêng gì?

Nghiên cứu cho thấy một trong những biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề của quai bị là gây viêm teo tinh hoàn ở nam giới (chiếm tỷ lệ cao) hoặc suy buồng trứng ở nữ giới (chiếm tỷ lệ thấp). Các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh quai bị cần được phát hiện và điều trị kịp thời, có chế độ kiêng hợp lý để không gây biến chứng nguy hiểm. Theo đó, người mắc quai bị cần lưu ý:

Thăm khám để được điều trị bệnh hiệu quả

Thăm khám để được điều trị bệnh hiệu quả

  • Khi phát hiện ra bệnh cần cách ly để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
  • Kiêng gió, nước lạnh
  • Nên uống nhiều nước, giữ gìn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để tránh khô miệng và để tránh vi khuẩn có môi trường phát triển thuận lợi.
  • Không nên vận động (khi có dấu hiệu tinh hoàn sưng và đau ).
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Không được tự ý dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để đắp lên chỗ sưng để tránh nhiễm độc.
  • Nên đeo khẩu trang phòng tránh việc lây bệnh cho người khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital