Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em Hiện tượng hạt kê

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Kê, phát ban, chàm sữa, rôm sảy, chốc, mụn nhọt… là những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em.

Menu xem nhanh:

Hiện tượng hạt kê

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thường gặp hiện tượng hạt kê trên da. Đây là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã. Kê hay mọc ở vùng trán, mũi, gò má. Một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.
Thông thường, các hạt kê sẽ tự mất sau vài tuần. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, khi tắm cho trẻ sơ sinh không nên kỳ cọ mạnh ở vùng da có kê để tránh làm tổn thương đến da bé.

Chốc

Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy. Bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.

Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em2

bệnh chốc ở trẻ em.

Phát ban đỏ
Nhiều trẻ sơ sinh sau vài ngày chào đời có những mảng ban đỏ trên da. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban. Ban thường nổi trên người nhưng cũng có khi xuất hiện trên mặt, tay và chân.
Theo các bác sĩ, những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn (khi trẻ được 7-10 ngày tuổi) nên các bậc phụ huynh không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần tránh cậy nốt ban để không làm trẻ bị nhiễm khuẩn.
Chàm sữa
Chàm sữa hay gặp ở trẻ e từ 6 tháng tuổi trở lên. Chàm xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình… và tứ chi. Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, đóng mày và tróc vảy.

Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em

Bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ.

Theo các bác sĩ, chàm sữa là một bệnh hay tái phát nên việc điều trị và theo dõi rất quan trọng. Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc uống, thuốc thoa ngoài cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh chàm sữa cho trẻ, các bậc phụ huynh cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hoặc bú sữa; cho trẻ ăn uống như bình thường nhưng cần hạn chế một số thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn như trứng, hải sản, mỡ động vật, nội tạng động vật, sữa công thức…; sử dụng dung dịch làm dịu da để tắm cho bé; tránh cào gãi ở trẻ; nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi…
Mụn nhọt
Mụn nhọt là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.
Rôm sảy
Rôm sảy là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước. Đây là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được. Hiện tượng này thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, nhất là về mùa nắng nóng ở các bé hay bị ra mồ hôi nhiều. Vị trí thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay và bắp chân.

Da trẻ vốn mềm mại và dễ bị dị ứng. Do đó, cần được vệ sinh và chăm sóc đúng cách để phòng chống các bệnh ngoài da. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường trên da, các bậc cha mẹ nên đưa con em mình đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital