Bệnh mạch vành ở người cao tuổi thường khó phát hiện

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh mạch vành ở người cao tuổi thường khó phát hiện, khó điều trị và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

1. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao ở người cao tuổi

Tuổi cao làm sức khỏe suy yếu và gia tăng tỷ lệ bệnh mạch vành ở nước ta. Trung bình tuổi thọ của người Việt Nam là trên 60 tuổi, ở Mỹ và các nước phát triển là trên 65 tuổi. 

Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tim mạch tăng dần theo tuổi. Người trên 70 tuổi có trên 10% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với các bệnh nhân trên 65 tuổi.

2. Triệu chứng bệnh mạch vành ở người cao tuổi

Các bệnh lý mạch vành xuất hiện nguyên nhân chủ yếu do sự tác động của các mảng xơ vữa, lượng máu về tim sẽ bị suy giảm và gây ra một loạt các triệu chứng bệnh mạch vành điển hình như:

– Đau thắt ngực, có cảm giác lồng ngực bị đè nén nặng nề, cơn đau có thể lan ra vai, lưng, cổ, hàm, cánh tay trái…

Mảng xơ vữa là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh mạch vành ở người cao tuổi

Mảng xơ vữa là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh mạch vành ở người cao tuổi

– Khó thở, thở nhanh và gấp

– Mệt mỏi

– Chóng mặt, choáng váng

Bệnh mạch vành ở người cao tuổi cũng không ngoại lệ, tuy nhiên, do quá trình lão hóa mà hệ thần kinh của họ mất đi độ nhạy bén, cùng với thể trạng cơ thể yếu ớt khiến cho khả năng cảm nhận những triệu chứng này bị thay đổi. Do đó các triệu chứng ở người bệnh mạch vành lớn tuổi thường không rõ rệt. Đôi khi, họ chỉ cảm nhận được những triệu chứng rất chung chung như cảm giác mệt mỏi, khó thở, đau nhói ở ngực… Những triệu chứng này thường chấm dứt khi người bệnh nghỉ ngơi nên dễ khiến người cao tuổi chủ quan bỏ qua. Điều này dẫn đến việc phát hiện bệnh mạch vành ở người cao tuổi trong giai đoạn đầu là khá khó khăn.

3. Bệnh mạch vành ở người cao tuổi làm sao để điều trị?

3.1. Điều trị nội khoa

dieu-tri-cang-som-cang-tot

Người cao tuổi cần được điều trị bệnh càng sớm càng tốt

Điều trị bằng thuốc, có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau như thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống tăng huyết áp, giảm áp lực tim, thuốc giãn mạch trị đau thắt ngực, thuốc chống đông máu. Khi sử dụng thuốc, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Do thể trạng yếu, nên người bệnh phải rất thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là nhóm thuốc hạ áp và thuốc chống đông. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, người bệnh cao tuổi cần nhanh chóng báo với bác sĩ điều trị để được điều chỉnh thuốc phù hợp

3.2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật làm cầu nối chủ – vành. Vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ được cung cấp máu bởi một mạch máu khác vòng qua chỗ động mạch vành bị hẹp hoặc tắc.

3.3. Tim mạch can thiệp

Can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp không phải phẫu thuật nhưng vừa làm giảm triệu chứng, vừa giải quyết được nguyên nhân là hẹp lòng động mạch vành.

Ngoài ra, người cao tuổi thường ăn, ngủ kém. Do đó, chế độ ăn uống của họ nên được tư vấn bởi một chuyên gia dinh dưỡng. Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi, việc rèn luyện thể dục thể thao cần phải được thực hiện thường xuyên, đúng cách. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về các lớp phục hồi chức năng tim, được thiết kế riêng cho từng trường hợp người bệnh cao tuổi.

4. Khó khăn khi điều trị bệnh mạch vành cho người cao tuổi

Mặc dù hiện nay với sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc hiện đại, bệnh mạch vành có thể được kiểm soát hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với người già sức khỏe suy giảm mạnh, thường khá bất lợi khi điều trị. Số người tử vong do bệnh mạch vành vẫn tăng, nhất là ở nhóm người cao tuổi. 

Tuổi càng cao tốc độ chuyển hóa thuốc càng chậm do gan và thận dần suy yếu. Một số trường hợp thuốc không chuyển hóa được, dẫn đến quá liều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị.

su-dung-thuoc-qua-lieu

Người cao tuổi thường khó chuyển hóa thuốc

Nguy cơ xảy ra xuất huyết hoặc tăng men gan ở người cao tuổi cũng cao hơn. Khi chỉ định bệnh nhân dùng thuốc chống đông hoặc thuốc hạ mỡ máu, bác sĩ cần cân nhắc rất kỹ lưỡng. 

Bên cạnh đó, người cao tuổi dễ bị suy giảm trí nhớ, lú lẫn, dẫn đến quên sử dụng thuốc hoặc dùng sai liều lượng. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. 

Đặc biệt, người cao tuổi thường gặp nhiều rủi ro khi thực hiện đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu. Các phẫu thuật này nhằm thúc đẩy lưu thông máu đến tim. Dù vậy, do tiên lượng xấu, biện pháp can thiệp ngoại khoa thường ít được thực hiện ở người cao tuổi.

5. Tầm soát sớm bệnh tim mạch

Việc điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi gặp không ít khó khăn. Những triệu chứng ban đầu của bệnh khá mờ nhạt nên người bệnh phát hiện trễ. Các biện pháp can thiệp thường được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, hiệu quả điều trị không cao.

Các chuyên gia khuyến cáo, người cao tuổi cần tầm soát bệnh tim mạch, nhất là bệnh mạch vành sớm. Thông qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác khả năng mắc bệnh và có phương án điều trị sớm, hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital