Bệnh lây qua đường tiêu hóa bạn nên lưu ý để tránh

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Có rất nhiều bệnh lây qua đường tiêu hóa mà bạn cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe như bệnh lỵ, bệnh tả, tiêu chảy, thương hàn…

Do đặc điểm khí hậu Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa nên mùa hè tới các vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển gây ra nhiều dịch bệnh đặc biệt là bệnh lây lan qua đường tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh thường gặp, bạn nên lưu ý để tránh mắc phải.

1. Các bệnh lây qua đường tiêu hóa

Bệnh lây qua đường tiêu hóa thường tăng mạnh vào mùa hè do điều kiện thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát sinh và phát triển. Bệnh dễ lây thành dịch nhất là ở những nơi có điều kiện vệ sinh thấp kém và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

1.1 Bệnh lỵ trực khuẩn

Đây bệnh lý nhiễm trùng cấp tính đường tiêu hoá, chủ yếu gây ra tổn thương ở ruột già. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Shigella. Những biểu hiện của bệnh: sốt cao, đi tiêu phân lỏng hoặc nhầy máu, đi đại tiện nhiều lần (số lần có thể lên tới 20-30 lần/ngày) kèm mót rặn, đau quặn bụng dọc khung đại tràng. Bệnh thường liên quan đến thực phẩm và nguồn nước.

1.2 Bệnh tiêu chảy

 Bệnh thường xảy ra vào mùa hè nguyên nhân do ruồi nhặng, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Đây biểu hiện của bệnh rối loạn về tiêu hoá, số lần đi đại tiện trên 3 lần/ngày (trẻ sơ sinh chưa cai sữa trên 5 lần/ngày). Biểu hiện là đi ngoài sống phân, sền sệt, lỏng hoặc toàn nước, đôi khi lẫn máu, màng nhầy như đờm.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa

Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa cần phải được xử trí kịp thời

1.3 Bệnh tả là bệnh lây qua đường tiêu hóa

Là một bệnh nguy hiểm lây qua đường tiêu hóa dễ phát triển thành đại dịch. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Biểu hiện đi đại tiện liên tục, từ 20 đến 50 lần/ ngày, phân có mùi tanh khó chịu, có khi toàn nước hay phân trắng đục như nước vo gạo. Bệnh nhân rất dễ bị sốc do mất nước và điện giải, cần được cấp cứu kịp thời.

1.4 Bệnh lỵ Amip

 Bệnh do ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Entamoeba histolytica. Triệu chứng của người mắc bệnh này là mót rặn khi đi đại tiện, đau quặn bụng, đại tiện ra chất nhầy lẫn máu.

1.5 Bệnh thương hàn là bệnh lây qua đường tiêu hóa

Là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, bệnh lây qua đường tiêu hoá do trực khuẩn Salmonella gây nên. Triệu chứng của những người mắc bệnh này đó là sốt cao kéo dài, bụng đau quặn và đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Bệnh cần được đi cấp cứu kịp thời không dễ bị thủng dạ dày và biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

2. Nguyên nhân gây bệnh lây qua đường tiêu hóa

Mầm bệnh lây lan qua đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể qua miệng bằng thức ăn hay nước uống, qua bàn tay hoặc dụng cụ bị nhiễm bẩn. Các mầm bệnh rất đa dạng, có thể là vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm. Khi xâm nhập được vào đường tiêu hóa, các sinh vật phát triển mạnh mẽ và làm tổn thương đường tiêu hóa. Gây ra các bệnh lý nguy hiểm, với biểu hiện rõ nhất là ở hệ tiêu hóa. 

Nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ được giảm thiểu tối đa nếu bạn nhận biết và phòng ngừa các nguy cơ cẩn thận. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt và ăn uống kém vệ sinh, thực phẩm nhiễm mầm bệnh là các nguyên nhân chính gây ra các bệnh lây lan qua đường tiêu hóa.

nguyên nhân gây bệnh lây qua đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn uống, sinh hoạt chưa vệ sinh

3. Phương thức lây truyền các bệnh lây qua đường tiêu hóa

Mầm bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa chủ yếu lây truyền qua chất thải ra từ người bệnh hoặc động vật mang mầm bệnh (thủy sản). Mầm bệnh nhiễm vào đất, nước, thực phẩm, vật chứa đựng, vật chế biến đồ ăn, bàn tay, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi… Người nhiễm bệnh thường bị lây truyền do:

– Ăn đồ ăn sống có chứa mầm bệnh: Rau sống, tôm, cua, tiết canh, cá, các loại gỏi…

– Ăn đồ ăn ôi thiu, đồ ăn nhiễm bệnh từ ruồi, gián, chuột…

– Sử dụng đồ dùng nhiễm mầm bệnh để đựng thức ăn.

– Sử dụng chung vật dụng ăn uống với người bệnh mà chưa được khử trùng cần thận.

– Bàn tay nhiễm bẩn mang mầm bệnh nhiễm vào cơ thể.

– Trẻ em chơi, ngậm mút đồ chơi làm mầm bệnh lây nhiễm

– Sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, nhiễm mầm bệnh để ăn uống, chế biến đồ ăn, tưới rau…

– Sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, phóng uế bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước.

– Không che đậy đồ ăn, tạo điều kiện cho các loại ruồi, gián, chuột tiếp xúc và nhiễm bẩn vào thức ăn. 

4. Cách phòng tránh các bệnh lây qua đường tiêu hóa

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm

– Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, tránh để vi khuẩn sinh sôi và phát triển là cách bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả.

– Tiêm và uống vắc-xin phòng bệnh với các bệnh: Tả, thương hàn, viêm gan A, viêm dạ dày ruột do Rotavirus… đặc biệt là cho trẻ nhỏ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. 

– Thực hiện 10 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế thế giới trong chế biến thực phẩm an toàn.

– Lựa chọn thực phẩm tươi. Rau quả sống cần được ngâm rửa kỹ bằng nước sạch. Nên gọt vỏ trước khi ăn. 

– Bảo quản thức ăn đã nấu chín cẩn thận. Giữ thức ăn đã nấu chín quá 5 tiếng đồng hồ cần bảo quản liên tục nóng ở trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng cần đun kỹ lại. Trẻ nhỏ không nên dùng lại thức ăn. 

– Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong ngày.

– Nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống, gỏi sống, cá sống, các loại rau sống… 

– Giữ vệ sinh môi trường: Thu gom và phân loại rác trước khi đổ bỏ. Đổ rác đúng nơi quy định. Nơi chôn lấp và tập kết rác thải cần ở xa nguồn nước. 

phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa

Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ để phòng ngừa bệnh

Trên đây là các bệnh lây qua đường tiêu hóa mà bạn cần lưu ý. Nếu mắc phải các bệnh này, bạn nên khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc qua hotline 1900558892 để được tư vấn và đặt lịch. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital