Bệnh Hodgkin là gì? Khối u xuất hiện ở hạch bạch huyết

Tham vấn bác sĩ
Bệnh Hodgkin là một dạng u lymphô ác tính, đồng thời là một loại ung thư hệ bạch huyết. Do đó bệnh này còn được gọi ung thư Hodgkin hay u lymphô Hodgkin. Khối u xuất hiện ở hạch bạch huyết rồi sau đó lan dần theo thứ tự đến các hạch khác, đến lách, gan và tuỷ xương.
Bệnh Hodgkin là gì
Bệnh Hodgkin là một dạng u lymphô ác tính, đồng thời là một loại ung thư hệ bạch huyết.

Bệnh Hodgkin do những nguyên nhân nào gây ra?

Tuổi tác
Các số liệu thực tế cho thấy đa số bệnh nhân là thanh niên trẻ. Tuy nhiên, trong số người mắc bệnh, những người ở độ tuổi trẻ hơn lại có tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao hơn so với bệnh nhân nhiều tuổi.

Tác động từ yếu tố địa lý và xã hội

Bệnh Hodgkin có các dạng khác nhau, xuất hiện ở từng khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, dạng nhân xơ phổ biến ở các nước phát triển, thường gặp ở trẻ em, trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Còn dạng tế bào hỗn hợp lại xảy ra nhiều ở các nước đang phát triển. Số người mắc cao ở các bé trai và người lớn tuổi, trong khi đó người trẻ chỉ chiếm phần nhỏ.

Do nhiễm virus

Virus có thể kích thích quá trình phát triển bệnh Hodgkin. Những người sống trong cùng một vùng thường tiếp xúc với cùng loại virus và có cùng nguy cơ mắc bệnh Hodgkin. Hiện chưa xác định được chính xác loại virus gây ra bệnh này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy đây có thể là loại virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân (EBV). Ngoài ra còn có những người mắc bệnh Hodgkin mà không nhiễm virus EBV, trường hợp này có thể do loại vi trùng khác, hoặc chưa phát hiện ra.

Bị bệnh Hodgkin do di truyền

Khả năng mắc bệnh trong gia đình cao hơn hẳn so với những người khác. Các nghiên cứu cho thấy tính nhạy cảm di truyền và sự tiếp xúc với cùng một môi trường rất có thể là một yếu tố gây bệnh. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh tăng tới 7 lần ở những người là anh chị em của bệnh nhân trẻ tuổi, tăng 100 lần với anh chị em sinh đôi cùng trứng.

Có thể nhận biết căn bệnh này qua các yếu tố cần xem xét như: bệnh sử, kết quả khám lâm sàng, sinh thiết
Có thể nhận biết căn bệnh này qua các yếu tố cần xem xét như: bệnh sử, kết quả khám lâm sàng, sinh thiết

Nhận biết bệnh Hodgkin qua những biểu hiện nào?

Có thể nhận biết căn bệnh này qua các yếu tố cần xem xét như: bệnh sử, kết quả khám lâm sàng, sinh thiết, các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh (nhận thấy một hạch to hoặc có khối u trên phim chụp X quang lồng ngực).

Tuy nhiên, các biểu hiện của người bệnh là cách phát hiện bệnh quan trọng ban đầu. Các biểu hiện ban đầu có thể gây nhầm lẫn với tình trạng nhiễm khuẩn chứ không phải ung thư, bao gồm:

– Sốt không rõ nguyên nhân, vã mồ hôi (nhất là vào ban đêm)

– Sút cân, ngứa và đau khi uống rượu.

– Có tiền sử ung thư trước đó (kể cả các loại u lymphô khác), từng điều trị hóa chất hoặc chiếu xạ.

Bác sĩ sẽ cho làm sinh thiết hạch để chẩn đoán chính xác bệnh Hodgkin.

Bác sĩ sẽ cho làm sinh thiết hạch để chẩn đoán chính xác bệnh Hodgkin.

Các phương pháp Chẩn đoán bệnh Hodgkin khi đi khám

-Sinh thiết hạch:

Nếu tiền sử bệnh và dấu hiệu lâm sàng khiến bác sĩ nghi vấn có bệnh, bác sĩ sẽ cho làm sinh thiết hạch để chẩn đoán chính xác. Nếu xuất hiện một hạch nghi ngờ ở vị trí khác, bác sĩ sẽ không làm sinh thiết hạch bẹn. Trường hợp bệnh Hodgkin được chẩn đoán dựa vào kết quả sinh thiết ngoài hạch, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm sinh thiết hạch.

-Sinh thiết tủy xương:

Trong trường hợp phát hiện có tế bào ung thư ở tuỷ xương, chỉ có dưới 1% số bệnh nhân gặp phải tình trạng này ở giai đoạn sớm. Do đó, dấu hiệu ung thư ở tủy xương đồng nghĩa với việc bệnh đã vào giai đoạn muộn. Lúc này bác sĩ thường chỉ định sinh thiết tủy xương nhằm xác định mức độ ung thư “ăn” vào tuỷ xương. Sinh thiết tủy xương thường được chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh Hodgkin mới được chẩn đoán. Phương pháp này được thực hiện khi bệnh nhân có một hoặc một số đặc điểm như:
+ Xuất hiện một loạt triệu chứng bao gồm sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, sút cân, thỉnh thoảng thấy mệt mỏi và ngứa ngáy.
+ Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
+ Khám lâm sàng cho thấy bệnh ở vào giai đoạn 3 hoặc 4.

-Xét nghiệm cận lâm sàng:

Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ lựa chọn liệu pháp điều trị và đề xuất các xét nghiệm thăm dò thêm để xác định vị trí tổn thương khác. Các xét nghiệm được thực hiện sau khi đã làm sinh thiết, bao gồm:

+ Xét nghiệm công thức máu toàn bộ.
+ Xác định tốc độ máu lắng.
+ Xét nghiệm chức năng gan, xương và thận.

-Chẩn đoán hình ảnh:

Cùng với các xét nghiệm cận lâm sàng, sau sinh thiết, bác sĩ cũng thường chỉ định tiến hành các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: chụp X quang lồng ngực, chụp CT cắt lớp ngực, ổ bụng và khung chậu…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital