Bệnh cúm và một số điều nên biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút gây ra và dễ lây lan thành dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Khi có các dấu hiệu mắc bệnh cúm không nên chủ quan vì nếu không điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút gây ra và dễ lây lan thành dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút gây ra và dễ lây lan thành dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Bạn có thể bị cúm khi tiêm phòng cúm?

Sai. Vắc xin cúm chứa các vi rút cúm không có khả năng gây bệnh. Vì vậy bạn sẽ không bị cúm sau khi tiêm phòng. Nhiều trường hợp có thể cảm thấy đau tay nhẹ sau khi tiêm.

Bệnh cúm có thể đã lây lan trước khi người bệnh biết mình mắc bệnh?

Đúng. Virut cúm có thể lây nhiễm từ trước khi có triệu chứng cúm 1 ngày và đến 7 ngày sau khi bị bệnh.. Một số trường hợp, đặc biệt là trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu, thời gian vi rút lây lan thậm chí còn lâu hơn.

Cúm không phải là bệnh nghiêm trọng?

Bênh cúm nguy hiểm nhất đối với trẻ em, người từ 65 tuổi trở lên và người có vấn đề sức khỏe khác.

Bênh cúm nguy hiểm nhất đối với trẻ em, người từ 65 tuổi trở lên và người có vấn đề sức khỏe khác.

Sai. Bệnh cúm nếu không điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản… Bênh cúm nguy hiểm nhất đối với trẻ em, người từ 65 tuổi trở lên và người có vấn đề sức khỏe khác. Khoảng 90% số người chết vì bệnh cúm là người cao tuổi.

Chỉ khi tiếp xúc gần với người bệnh cúm mới bị lây nhiễm vi rút gây bệnh?

Sai. Người bệnh cúm có thể lây lan cho những người xung quanh trong khoảng cách khoảng gần 2m. Có 2 cách chủ yếu để vi rút cúm lây lan từ người này sang người khác: thứ nhất là hít thở các giọt trong không khí vốn đã mang vi rút cúm do người bệnh “thả” vào không gian khi ho, nói hoặc hắt hơi. Hoặc chạm tay vào các bề mặt có chứa vi rút gây bệnh như nắm đấm cửa hoặc điện thoại.
Ai nên tiêm phòng cúm?
A: Chỉ trẻ em
B: Chỉ người lớn
C: Tất cả mọi người
Đáp án đúng là C. Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, nhất là người già và những người có bệnh mạn tính tiềm tàng như tiểu đường, tim mạch, thiếu máu, hen suyễn, suy giảm miễn dịch… nên tiêm phòng cúm hàng năm.
Cách nào sau đây giúp phòng ngừa cúm tốt hơn?
A: Sử dụng xà phòng kháng khuẩn
B: Rửa tay thường xuyên

Tửa tay thường xuyên, sẽ giúp loại bỏ khỏi các vi trùng và vi rút bám vào tay.

Tửa tay thường xuyên, sẽ giúp loại bỏ khỏi các vi trùng và vi rút bám vào tay.

Đáp án đúng là B. Nên duy trì thói quen rửa tay thường xuyên, sẽ giúp loại bỏ khỏi các vi trùng và vi rút bám vào tay.
Có thể mắc bệnh cúm nếu đi ra ngoài khi tóc còn ướt?
Sai. Ra ngoài với mái tóc ướt không làm tăng nguy cơ bị bệnh cúm. Cách duy nhất dẫn tới mắc bệnh cúm là tiếp xúc với vi rút gây bệnh.
Vi rút cúm thay đổi thường xuyên?
Đúng. Vi rút cúm luôn thay đổi. Chúng có thể liên tục thay đổi từ năm này sang năm khác, thậm chí thay đổi giữa các mùa cúm.
Thuốc kháng sinh có thể dùng trong điều trị bệnh cúm?

Thuốc kháng sinh chỉ được dùng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh chỉ được dùng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.

Sai. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn. Các thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza) thường được sử dụng để tấn công lại các vi rút cúm và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc có tác dụng tốt nhất nếu uống ngay trong vòng 2 ngày kể từ ngày mắc bệnh.
Cúm dạ dày cũng là một loại bệnh cúm?
Sai. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh cúm dạ dày, chẳng hạn như vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Bệnh gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Mặc dù các triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh cúm theo mùa, đặc biệt là trẻ em, bệnh cúm chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng và phổi – không liên quan tới dạ dày và ruột như cúm dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital