Nguyên nhân bà bầu ra khí hư màu vàng và cách xử trí

Tham vấn bác sĩ

Bà bầu ra khí hư màu vàng không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hiểm mà mẹ bầu không nên chủ quan. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bầu có khí hư màu vàng, những bệnh lý mà mẹ có thể đang gặp phải và cách xử trí.

1. Tình trạng khí hư có màu vàng ở bà bầu

Khí hư hay còn được biết đến với tên gọi dịch âm đạo hoặc huyết trắng, là một dạng dịch tiết tồn tại trong âm đạo của phụ nữ, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và bảo vệ môi trường nội tiết ở khu vực vùng kín. Khí hư âm đạo thường xuất hiện dưới dạng chất nhầy lỏng, có màu trắng trong suốt và có độ dính tương tự lòng trắng trứng gà. Trong một số thời điểm (như gần ngày hành kinh), dịch này có thể có màu trắng đục, mịn, không mang theo mùi khó chịu hoặc có mùi nhẹ.

Những biến đổi không bình thường trong màu sắc, mùi hay lượng khí hư có thể là tín hiệu của sự tồn tại các vấn đề sức khỏe. Trong nhiều trường hợp phụ nữ mang thai có khí hư có màu vàng, độ đặc, độ dính và mùi của của khí hư có thể có sự thay đổi, mùi khí hư có thể trở nên tanh nồng hơn.

Khí hư màu vàng có thể là tín hiệu của sự tồn tại các vấn đề sức khỏe ở bà bầu

Khí hư màu vàng có thể là tín hiệu của sự tồn tại các vấn đề sức khỏe ở bà bầu

Bên cạnh đó, khi có khí hư màu vàng, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng đi kèm khác như nóng rát âm đạo, nhất là sau quan hệ tình dục, xuất huyết sau giao hợp, tiểu đau, âm đạo, âm hộ xung huyết,…

Tình trạng khí hư màu vàng kéo dài khiến mẹ cảm thấy khó chịu, gây cảm giác tự ti và không thoải mái cho mẹ bầu. Đôi khi tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu nguyên nhân là do các nhiễm trùng hoặc bệnh lý nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân bà bầu ra khí hư màu vàng

Bà bầu có khí hư màu vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khí hư màu vàng ở bà bầu.

– Thay đổi hormon: Tình trạng khí hư màu vàng có thể liên quan đến việc nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao trong giai đoạn mang thai. Ngoài tình trạng mang thai, còn có nhiều yếu tố khác cũng đóng góp vào việc làm tăng nồng độ này, bao gồm tình trạng dư thừa mỡ, áp lực tâm lý, cảm xúc nóng giận trong thai kỳ, chế độ ăn ít chất xơ hoặc thậm chí là sự yếu đuối của hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp bác sĩ xác định rằng nồng độ estrogen chính là nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu ra khí hư màu vàng, họ có thể đề xuất việc sử dụng thuốc để ổn định tình trạng.

Viêm nhiễm âm đạo: Nguyên nhân thường do mẹ bầu bị nhiễm nấm Candida. Khi đó, bà bầu ra khí hư có màu vàng hoặc trắng, ra rất dầy. Còn nếu khí hư có màu vàng xanh, xám và có hiện tượng sủi bọt thì viêm nhiễm do nấm Trichomonas gây ra. Khi dịch âm đạo có màu trắng hoặc vàng nhưng mỏng thì là hiện tượng nhiễm khuẩn thông thường.

– Viêm vùng chậu: Khi mắc bệnh, mẹ bầu thường có biểu hiện đau tức vùng bụng dưới, nhất là trong và sau khi quan hệ, ra khí hư màu vàng, có mùi hôi khó chịu…

Bà bầu ra khí hư màu vàng có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý

Bà bầu ra khí hư màu vàng có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý

Ung thư cổ tử cung: Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nhất là trong thời kì mang thai. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, khoảng 3% mẹ bầu bị mắc bệnh này trong số các trường hợp bị bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau vùng xương chậu, khí hư ra nhiều, có màu vàng hoặc nâu, có mùi hôi…

Mụn cóc sinh dục: Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể lây truyền cho con. Đứa trẻ sinh ra có thể bị mụn cóc trong cổ họng. Trong trường hợp này, cần phải sinh bé bằng phương pháp sinh mổ để tránh tắc thở cho trẻ. Khi bị bệnh, mẹ bầu ra khí hư màu vàng, nổi các cục thịt nhỏ ở vùng kín, ngứa ngáy âm đạo…

– Bệnh lậu: Đây là căn bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục. Mẹ bầu mắc bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm cho con. Triệu chứng điển hình của bệnh thường là khí hư ra nhiều, đi tiểu bị đau buốt, khí hư màu vàng, có mùi hôi…

– Chlamydia: Tương tự như các bệnh xã hội khác, tuy nhiên, bệnh không có ảnh hưởng gì tới thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần quan tâm, theo dõi và điều trị bệnh này để sức khỏe không bị ảnh hưởng xấu.

3. Cách xử trí khi bà bầu ra khí hư màu vàng

Khi bà bầu gặp tình trạng ra khí hư màu vàng, cần thực hiện các biện pháp điều trị cẩn thận để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số hướng dẫn cho bà bầu:

– Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh đúng cách hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu vào trong vùng kín.

– Giữ vùng kín luôn khô thoáng. Cần lau khô vùng kín sau khi tắm rửa rồi mới mặc đồ.

– Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh. Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín có nồng độ PH cao.

– Những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với âm đạo như băng vệ sinh, xà phòng hay giấy vệ sinh không nên có mùi quá nồng.

– Có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Bổ sung nhiều rau củ, các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Không mặc đồ lót quá chật. Chọn đồ lót đúng kích cỡ, làm từ chất liệu cotton. Đồ lót cần giặt sạch và phơi khô trước khi sử dụng.

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, thông báo tình trạng với bác sĩ để được tiến hành thăm khám kỹ càng và điều trị phù hợp.

Mẹ nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn và thông báo tình trạng bất thường với bác sĩ

Mẹ nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn và thông báo tình trạng bất thường với bác sĩ

– Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng mẹ bầu ra khí hư màu vàng. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital