Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thiếu máu là tình trạng dễ gặp ở nhiều người đặc biệt là mẹ bầu. Vậy bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không và cần bổ sung những gì cung cấp máu cho me bầu hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cụ thể bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.

1. Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Thiếu máu ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm cho trẻ, mà chỉ ảnh hưởng đến mẹ: Trẻ sơ sinh luôn tự đảm bảo lượng sắt hấp thụ cho cơ thể mình để phát triển và thúc đẩy tăng trưởng não bộ. Điều này dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt cho người mẹ ngay cả khi người mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ. Trẻ sơ sinh dự trữ sắt trong những tháng đầu tiên để đảm bảo nhu cầu về sắt. Các thực phẩm rắn như ngũ cốc tăng cường, cũng được khuyến khích sử dụng cho trẻ sáu tháng tuổi, giúp tăng lượng sắt,đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Bà bầu bị thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Bà bầu bị thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Thiếu máu không được điều trị có thể dẫn đến sinh non: Trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị thiếu máu thường nhẹ cân và tiềm ẩn nguy cơ sinh non hoặc thai chậm phát triển.  Nếu bạn được chẩn đoán là thiếu máu cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi vì khi được điều trị và theo dõi thường xuyên, hàm lượng sắt sẽ trở lại mức bình thường. Nếu hàm lượng sắt của bạn rất thấp, bạn cần phải có sự điều chỉnh thói quen sinh hoạt như thay đổi giờ làm việc của bạn, nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, có một chế độ ăn uống đầy đủ để cải thiện tình trạng thiếu máu.

2. Bà bầu thiếu máu cần làm gì?

Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nếu có dấu hiệu thiếu máu cần bổ sung:

Bổ sung thực phẩm giàu sắt tốt cho bà bầu

Bổ sung thực phẩm giàu sắt tốt cho bà bầu

  • Bổ sung axit folic. Có thể phối hợp với bổ sung sắt
  • Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.
  • Bổ sung vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước chứ không dự trữ lâu trong cơ thể. Nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, bạn nên đảm bảo ngày nào cũng có thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn.
  • Tăng cường sắt qua chế độ ăn uống. Có 2 loại sắt: heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ và non-heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…
  • Nếu bà bầu có nồng độ sắt quá thấp, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc đôi khi phải truyền máu.

Nồng độ sắt sẽ trở về bình thường trong vòng vài tuần sau khi điều trị. Nếu không bạn sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân khác gây thiếu máu. Ngay cả sau sinh, bạn vẫn nên bổ sung chất sắt vì lúc sinh mất máu khá nhiều. Bạn nên làm lại xét nghiệm máu vào thời điểm 6 tuần sau sinh.

Sắt dạng viên uống có thể gây bón, khó chịu dạ dày vì vậy mẹ bầu cần tăng cường chất xơ và uống thêm nước để tránh tác dụng phụ này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital