Bà bầu bị run tay phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Các chị em phụ nữ khi mang thai thường có những thay đổi về tâm lý và thể chất. Kèm theo những thay đổi bất thường xuất hiện trong thời kì mang thai, chẳng hạn như tình trạng run tay. Vậy bầu bị run tay phải làm sao? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

1. Bà bầu run tay là dấu hiệu của bệnh gì khi mang thai?

Cơ thể của chị em phụ nữ khi mang thai thường thay đổi rất nhiều, không ổn định như người bình thường. Khi mang thai, thai nhi trong bụng càng lớn thì cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt. Từ hình thái bên ngoài đến trạng thái bên trong của cơ thể người phụ nữ.

Bà bầu bị run tay

Khi mang thai mẹ thường xuất hiện chứng run tay

Một trong những biểu hiện đáng lưu tâm mà nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ vấn đề và cần phải giải quyết như thế nào, đó chính là triệu chứng chân tay bủn rủn, kèm theo thể trạng người mệt mỏi, uể oải.

Bà bầu bị run tay kèm theo trạng thái mệt mỏi, uể oải

Bà bầu run tay kèm theo trạng thái mệt mỏi, uể oải

Run tay không phải là bệnh lý mà là một trong những dấu hiệu bình thường của người phụ nữ mang thai. Rất có thể là cơ thể người phụ nữ đang thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi cũng như người mẹ như sắt, canxi,…

Cũng có thể là trong quá trình mang bầu người phụ nữ phải lao động quá sức dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, làm chân tay bủn rủn và run.

2. Bà bầu bị run tay phải làm sao?

2.1. Rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày

Khi thai nhi càng lớn sẽ chèn vào các dây thần kinh gây ra những cơn đau âm ỉ, cơ thể mệt mỏi cho người phụ nữ.

Mẹ nên tích cực rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Mẹ nên tích cực rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Cho nên các chị em khi mang thai cần phải tích cực rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày, đặc biệt là các bài tập cho tay, chân để giúp máu được lưu thông dễ hơn.

2.2. Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi

Khi bạn ngồi với một tư thế, rất dễ làm cơ thể bị đơ, cứng. Thay đổi tư thế bằng thường xuyên đi lại, vận động tay chân sẽ giúp thư giãn khớp chân, tay, giảm chứng tê nhức.

2.3. Bổ sung chất dinh dưỡng khi mang thai

Khi mang thai các mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết, nhất là canxi. Trong quá trình mang thai để giúp xương chắc khỏe hơn. Một số thực phẩm giàu canxi cho mẹ như tôm, cá, hải sản, sữa,…

Mẹ cần bổ sung đày đủ dưỡng chất khi mang thai

Mẹ cần bổ sung đày đủ dưỡng chất khi mang thai

Ngoài canxi, các bà bầu còn phải chú ý bổ sung sắt, vitamin nhóm B… Nếu thiếu những dưỡng chất này sẽ gây chứng tê tay chân khi mang bầu.

2.4. Ngủ nghiêng sẽ hạn chế được vấn đề run tay

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu. Không nên dùng tay kê đầu, nên để chân cao hơn trong lúc ngủ sẽ giúp giảm đau nhức, sưng phù chân.

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu

2.5. Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ

Ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm triệu chứng chân tay bủn rủn, người mệt mỏi, mang lại giấc ngủ sâu cho chị em.

Chắc hẳn qua bài viết, chị em đã có được những thông tin hữu ích để khắc phục tình trạng run tay trong thời kỳ mang thai. Nếu có bất cứ triệu chứng gì bất thường, chị em đừng nên chủ quan mà hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn thăm khám nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital