5 sai lầm khi chữa viêm đường hô hấp trên

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hệ miễn dịch khi bị suy yếu rất dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên. Lúc này nếu mắc phải 5 sai lầm khi điều trị dưới đây có thể tình trạng bệnh của bạn sẽ trầm trọng hơn.

5-sai-lam-khi-viem-duong-ho-hap-tren-1

Viêm đường hô hấp trên có thể gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em


Không tích cực chữa sớm
Nhiều người nghĩ rằng, bệnh nhẹ sẽ mau khỏi nên thường chủ quan không tích cực chữa ngay từ khi bệnh mới bắt đầu, đến khi bị bệnh nặng mới chữa.
Vội vàng dùng thuốc kháng sinh
Nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh khi mới bắt đầu có hiện tượng sổ mũi mà không biết rằng nếu sổ mũi do lạnh thì không cần thiết phải dùng kháng sinh, còn do virus thì kháng sinh không có tác dụng. Vì thế bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Đeo khẩu trang là một cách giúp bạn phòng ngừa bệnh hô hấp

Đeo khẩu trang là một cách giúp bạn phòng ngừa bệnh hô hấp


Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì vậy thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi bị ho khan, ho quá mức gây mệt mỏi, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đối với trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp, không tự ý điều trị mà cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.
Dừng thuốc quá sớm
Đây là sai lầm thường gặp, đặc biệt là khi uống kháng sinh. Nhiều người chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng khi thấy đã khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn đã dừng dùng thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần, hoặc bị yếu đi chứ chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì vậy, nếu bỏ thuốc rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.
Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám nếu viêm đường hô hấp

Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám nếu viêm đường hô hấp


Không tẩy độc tích cực cho cơ thể
Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên bằng cách luôn giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh. Hàng ngày  bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong mũi cũng như thường xuyên vệ sinh cơ thể để loại trừ mầm bệnh lây lan. Nếu ngạt, chảy  nước mũi nhiều tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh, người bệnh có thể chọn và nhỏ sunfarin, hoặc naphazolin, hoặc oxymethazolin. Ngoài ra bạn cũng cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và uống đủ lượng nước cơ thể cần. Khi ra đường cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi, nấm mốc, khí độc và vi khuẩn là những nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Khi xuất hiện triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở… cần đến bệnh viện khám để điều trị kịp thời.
 
 
 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital