5 hiểu lầm phổ biến về nhịp tim

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Nhịp tim là con số tưởng chừng như quen thuộc nhưng không phải ai cũng tỏ tường, nhất là khi nó là thông số hàng đầu cần quan tâm về sức khỏe tim mạch. Vì thế mỗi người chúng ta cũng cần phải hiểu rõ về nhịp tim để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Sau đây là 5 hiểu lầm phồ biến về nhịp tim cần được giải thích rõ ràng.

5 hiểu lầm phổ biến về nhịp tim. Nhịp tim là thông số hàng đầu cần quan tâm về sức khỏe tim mạch.

Nhịp tim là thông số hàng đầu cần quan tâm về sức khỏe tim mạch.

1. Nhịp tim bình thường là 60-100 nhịp mỗi phút

Đây là tiêu chuẩn cũ. Nhiều bác sĩ cho rằng thông số này nên ở mức thấp hơn, khoảng 50-70 nhịp mỗi phút là lý tưởng.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy nhịp tim cao hơn 76 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi có liên quan đến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn. Thông thường người càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 lần mỗi phút.

2. Nhịp tim bất thường có nghĩa là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim

Chỉ cần không kèm theo tức ngực, đau ngực, khó thở, thỉnh thoảng cảm thấy tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng nhanh là hiện tượng bình thường, không đe dọa tới sức khỏe. Rất nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn tới tình trạng tim đập bất thường như:

  • Rượu
  • Caffeine
  • Tập thể dục
  • Stress
  • Mất nước
  • Thuốc men
  • Sốt
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Hút thuốc

Có nhịp tim bất thường không có nghĩa là cơ thể đang bị tấn công bởi nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên nếu đây là triệu chứng mới xuất hiện lần đầu hoặc kèm theo đau ngực, khó thở thì hãy tới bệnh viện để kiểm tra ngay.

3. Tim đập nhanh có nghĩa là đang cơ thể đang bị stress

Stress chỉ là một yếu tố làm tim đập nhanh hơn nhưng không phải ai bị stress cũng có nhịp tim nhanh hơn.

Stress chỉ là một yếu tố làm tim đập nhanh hơn nhưng không phải ai bị stress cũng có nhịp tim nhanh hơn.

Stress chỉ là một yếu tố làm tim đập nhanh hơn. Ngoài ra nhịp tim cũng có tăng tốc khi chúng ta tập thể dục, kích động hoặc cảm thấy lo lắng, buồn phiền.
Khi chúng ta đứng lên, nhịp tim có thể tăng lên  15 đến 20 giây trước khi nó trở lại bình thường. Ngay cả thời tiết, như nhiệt độ cao hoặc độ ẩm, cũng có khả năng tác động tới nhịp tim.
Với những người đang dùng thuốc tuyến giáp thì tim đập nhanh là dấu hiệu cho thấy sử dụng thuốc quá liều.

4. Nhịp tim bình thường đồng nghĩa với huyết áp ổn định

Đôi khi huyết áp và nhịp tim có liên quan với nhau. Ví dụ như khi tập thể dục hoặc trải qua cảm xúc tức giận, sợ hãi thì cả huyết áp và nhịp tim đều tăng. Tuy nhiên không phải lúc nào huyết áp và nhịp tim cũng có mối liên kết như vậy. Người có nhịp tim nghỉ ngơi bình thường cũng có thể bị huyết áp cao. Một số người nhịp tim không bình thường nhưng huyết áp lại rất bình thường.
Ngay cả khi nhịp tim bình thường, cũng nên kiểm tra huyết áp mỗi ngày.

Nhịp tim bình thường không có nghĩa là huyết áp cũng ổn định.

Nhịp tim bình thường không có nghĩa là huyết áp cũng ổn định.

5. Nhịp tim châm có nghĩa là tim yếu

Nhiều người vẫn cho rằng tim đập quá chậm sẽ tăng nguy cơ tim ngừng đập. Sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Nhịp tim giống như các bộ phận cơ bắp khác, cơ tim cũng phải thông qua tập luyện để tăng cường sức mạnh. Cơ tim càng mạnh khỏe, hiệu suất của tim càng cao, số lần tim đập ít đi, có thể truyền máu cho toàn bộ cơ thể. Người có nhịp tim khi nghỉ ngơi ở mức dưới 60 lần (nhịp tim chậm) chắc chắn có trái tim rất mạnh khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital