5 biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Giảm chức năng sinh lý, ảnh hưởng đến não bộ, suy tim, suy thận, đột quỵ là 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp mà nhiều người sai lầm bỏ qua gây hậu quả nghiêm trọng.

1. 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

1.1. Ảnh hưởng tới não bộ

Biến chứng của bệnh huyết áp thấp rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Não bộ được nuôi dưỡng kém dẫn tới các nơ ron thần kinh nhanh bị thoái hóa hoặc tổn thương không hồi phục. Điều này, chính là nguyên nhân khiến bạn trằn trọc hay thức khuya, mất ngủ, ngủ không sâu giấc ; nếu kéo dài có thể dẫn tới suy giảm trí nhớ , làm gia tăng nguy cơ nhồi máu não.

Bệnh huyết áp thấp không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ, ảnh hưởng não bộ, gây suy tim, suy thận,,.

Bệnh huyết áp thấp không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ, ảnh hưởng não bộ, gây suy tim, suy thận,,.

Bệnh huyết áp thấp không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ, ảnh hưởng não bộ, gây suy tim, suy thận,,.

1.2.Suy giảm chức năng sinh lý

Ít ai biết rằng huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây suy giảm chức năng sinh lý. Đây là biến chứng của huyết áp thấp ảnh hưởng tới không chỉ bạn mà còn cho người khác. Nó có thể gây ra giảm ham muốn, khô teo âm đạo, tiền mãn kinh sớm. Đối với nam giới sẽ xảy ra tình trạng khó cương cứng “trên bảo dưới không nghe” ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi.

1.3. Đột quỵ do tụt huyết áp đột ngột

Với trường hợp huyết áp bị tụt quá đột ngột và nhiều dưới 70 mmHg sẽ gây hiện tượng thiếu máu não kéo dài, dẫn tới não không thể hoạt động, cơ thể sẽ choáng, sốc, não bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn không hồi phục. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

1.4. Suy tim

Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm cho nhịp tim nhanh hơn, gây choáng và ngất. Người tụt huyết áp có thể bị sốc, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim… thậm chí là tử vong.

1.5. Suy thận

Huyết áp thấp làm giảm lượng máu tới thận sẽ gây rối loạn và ảnh hưởng đến chức năng thanh lọc và đào thải chất cặn bã tại thận, lâu dần có thể dẫn tới suy thận.

2. Sống chung với người bệnh huyết áp thấp

Để sống hòa bình với người bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Duy trì 3-4 bữa/ngày: ăn ít, bỏ bữa dễ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp vì vậy người bệnh cần duy trì ăn uống đầy đủ và tuyệt đối không ăn kiêng.

Có thể áp dụng một số thực phẩm có tác dụng tăng huyết áp : Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho. Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Người bệnh huyết áp thấp cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

Người bệnh huyết áp thấp cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

Người bệnh huyết áp thấp cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

Nên ăn nhiều muối hơn: Bình thường chúng ta ăn 10-12g muối mỗi ngày, người huyết áp thấp nên ăn 10-15g, ăn mặn có thể cải thiện tình trạng huyết áp thấp, tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng vì ăn quá mặn sẽ nguy hiểm dễ gây tăng huyết áp khi nằm.

Nên uống nhiều nước hơn: Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

Người bệnh huyết áp thấp nên hạn chế một số thực phẩm như cà rốt, cà chua, táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa, các thực phẩm có tính lạnh như  rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương…  vì đây là những thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn:Tập luyện thể thao hàng ngày không chỉ tốt với người bình thường mà còn có tác dụng với người bị huyết áp thấp. Nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.

Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên: Người bệnh huyết áp thấp cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên và tư vấn biện pháp đối phó hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital